Báo Điện tử Gia đình Mới

12 thành ngữ tiếng Anh thông dụng có thể 'gây khó dễ' người mới học

Có bao giờ bạn nói chuyện với người bản xứ và thấy khó hiểu vì những cụm từ có vẻ chẳng liên quan đến cuộc nói chuyện và bạn không thể đoán nghĩa nổi? Rất có thể họ đang dùng thành ngữ, và với thành ngữ bạn buộc phải học thôi vì chúng quá 'khó đoán'!

thanh ngu tieng anh

Dưới đây là 12 thành ngữ trong số những thành ngữ thông dụng nhất được người nói tiếng Anh thường xuyên sử dụng với ví dụ cụ thể về cách sử dụng trong hội thoại và ý nghĩa của chúng.

1. Kill two birds with one stone

Empty
  • Kill two birds with one stone: Giải quyết hai vấn đề với chỉ một hành động

Thành ngữ này tương đương với 'một mũi tên trúng hai đích' trong tiếng Việt. 

Thành ngữ này luôn được dùng theo nghĩa bóng thay vì nghĩa đen, cho nên khi bạn nghe thấy người khác nói câu này, thì ý người ta không phải là việc 'giết con chim' nào đó đâu nhé.

Thành ngữ này được dùng từ thế kỷ XVII và được cho là bắt nguồn từ một cách nói mang nghĩa tương tự trong tiếng Anh cũng ở thời đó là 'to stop two gaps with one bush'.

2. Best thing since sliced bread

Empty
  • Best thing since sliced bread: Một cái gì hoặc người nào đó rất tốt, quan trọng hay hữu ích

Nếu một người hay một vật được miêu tả là 'best thing since sliced bread' thì điều đó có nghĩa là họ rất tốt. 

Bánh mì cắt lát là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất từ thế kỷ XX và được quảng cáo là một bước tiến lớn trong ngành làm bánh.

Thành ngữ thường được dùng để quảng cáo, thổi phồng các sản phẩm mới. Ngoài ra nó có thể được sử dụng với ý châm biếm một chút, chẳng hạn như 'You think you’re the best thing since sliced bread' (Mày nghĩ mày hay lắm à).

3. Hit the nail on the head

Empty
  • Hit the nail on the head: Nói trúng tim đen

Nếu ai đó nói bạn vừa 'hit the nail on the head', thì điều đó có nghĩa là bạn vừa nói chính xác một điều gì đó.

Thành ngữ này thường được dùng khi ai đó phát hiện trúng nguyên nhân của vấn đề nào đó một cách sắc bén, láu lỉnh.

Tuy nhiên người ta cũng có thể dùng 'hit the nail on the head' trong trường hợp bạn trả lời chính xác một câu hỏi hay miêu tả chính xác một cái gì đó.

4. Under the weather

Empty
  • Under the weather: Không khỏe

Nếu ai đó được nói là 'under the weather' tức là họ đang trong tình trạng không khỏe mạnh.

Thành ngữ này có thể dùng để nói về bệnh, hoặc chỉ là cơn mệt mỏi.

Thành ngữ này được cho rằng xuất phát từ những con tàu cũ. Có hai hướng giải thích như sau:

Một số từ điển cho rằng trước đây, khi thủy thủ đoàn thấy không khỏe, anh ta sẽ được đưa xuống dưới để nghỉ ngơi hồi phục dưới boong tàu và tránh xa ảnh hưởng của thời tiết.

Một lý giải khác khá thú vị về cụm từ 'under the weather' đó là trên tàu, người ta có một bản ghi chép những hành khách thấy không khỏe trên tàu. Nếu số lượng người không khỏe trên tàu vượt quá khoảng trống trên tờ giấy ghi chép đó thì người ta sẽ liệt kê tiếp vào phần giấy trống được dùng để ghi chú về tình hình thời tiết.

5. The lights are on, but no one’s home

Empty
  • The lights are on, but no one's home: Ý nói ai đó kém thông minh, thiếu suy nghĩ

Cách nói này thường được dùng mang ý xúc phạm nhưng lại có nét hài hước. 'The lights are on, but no one's home' (Đèn sáng nhưng trong nhà không có ai) nghĩa bóng ám chỉ một người ngu ngốc, thiếu nhạy bén, kém nhận thức.

Đây là một cách nói ẩn dụ rằng mặc dù ai đó có thể có vẻ ngoài tỉnh táo, khôn ngoan nhưng lại thiếu suy nghĩ. Nó có thể được hiểu như kiểu người có não nhưng không dùng đến.

Ở cấp độ nhẹ nhàng hơn thì nó có thể dùng khi ai đó lơ đãng, không đáp lại những gì người khác đang nói vì không tập trung. 

6. Excuse my French

Empty
  • Excuse my French: Xin lỗi vì nói lời thô tục

Mục đích sử dụng của thành ngữ này là xin lỗi vì sử dụng từ ngữ thô tục, chửi thề. Nó có thể được dùng trước khi nói tục như 'Excuse my French, but...' (Xin lỗi tôi phải nói tục một chút, nhưng mà...) hoặc sau khi đã nói tục.

Thành ngữ này được sử dụng từ thế kỷ XIX, viện cớ cho những lời thô tục bằng cách ám chỉ rằng những từ ngữ đó thực ra là tiếng nước ngoài.

7. You’ve twisted my arm

Empty
  • You’ve twisted my arm: Thuyết phục ai làm một việc gì đó mà họ không muốn

Với người không biết cụm từ này thì nó có vẻ nói về hành động gây tổn thương thể xác nào đó. Tuy nhiên trên thực tế, khi ai đó 'twisted your arm' nghĩa là người đó đã thành công thuyết phục bạn làm việc nào đó mà trước đó bạn không muốn, khiên cưỡng. 

Thành ngữ này thường mang nghĩa thể hiện sự ép buộc hoặc áp lực từ người đồng cấp (bạn bè, đồng nghiệp,...).

8. Pigs might fly!

Empty
  • Pigs might fly: Còn khuya! Đợi đến Tết Công-gô!

Một thành ngữ châm biếm thường được dùng khi ai đó đưa ra một ý kiến bất khả thi.

Ví dụ khi ai đó nói rằng đội bóng này có thể chiến thắng mùa giải năm nay, một người khác sẽ nói 'Yeah, and pigs might fly!' (Ừ, đợi đến Tết Công-gô nhé!) nếu họ cho rằng điều đó không bao giờ có thể xảy ra.

9. The cat’s got your tongue?

Empty
  • The cat’s got your tongue?: Mèo tha mất lưỡi rồi à?

Thành ngữ này dùng để nói với một ai đó quá ít nói, quá yên lặng.

Khi người ta nói dài hơn 'What’s the matter? The cat’s got your tongue?’ thì ý họ là khuyến khích người nào đó lên tiếng, đặc biệt trong trường hợp người đó yên tĩnh một cách bất thường.

Đây là một cách diễn đạt khá lạ và lần đầu xuất hiện trong văn học là từ thế kỷ XIX dùng cho những bé con bị bố mẹ tra hỏi sau khi chúng vừa làm điều gì nghịch ngợm.

Có một vài truyền thuyết lý giải nguồn gốc của cách nói này. Một truyền thuyết cho rằng nguồn gốc của thành ngữ này là một hình phạt cổ xưa: kẻ nói dối sẽ bị cắt lưỡi vứt cho mèo ăn!

Một truyền thuyết khác bắt nguồn từ thời Trung cổ tại Châu Âu, khi mọi người vẫn còn lo sợ về nạn phù thủy và xử tử hình những ai bị cho là phù thủy.

Theo lời đồn đại khi bị phát hiện, phù thủy và con mèo của bà ta sẽ cướp mất lưỡi của nhân chứng để họ không thể đi tố cáo với mọi người được.

10. A different kettle of fish

Empty
  • A different kettle of fish: Người hoặc vật khác hẳn người hoặc vật được đề cập trước đây
kettle

kettle

Thành ngữ này tương tự với 'that’s a different story altogether', được dùng để chỉ một ý kiến thay thế hay một tình huống khác.

Nó được sử dụng đầu tiên là ở Anh. Dù nước này rất ưa chuộng trà nhưng từ 'kettle' ở đây không có nghĩa là ấm đun nước trà mà dùng để chỉ một loại nồi dài để nấu cá hồi. 

Không rõ tại sao cụm từ này lại trở thành một thành ngữ, tuy nhiên người Mỹ cũng có một cụm từ với nghĩa tương đương đó là ‘a whole new ball game’.

11. And Bob’s your uncle

Empty
  • And Bob's your uncle: Như thế đó/ Đơn giản như đan rổ

Một cách diễn đạt kỳ lạ và hài hước thường được dùng cuối hướng dẫn nào đó nhằm mô tả một sự việc đơn giản, dễ hiểu, ai cũng hiểu, ví dụ như 'left over right; right over left, and Bob's your uncle - a reef knot' (Bên trái chồng lên bên phải, rồi bên phải chồng lên bên trái, đơn giản có thể thôi - thắt nút kép'.

Một số cách nói hài hước tương đương như 'Nellie's your aunt' hay 'and Fanny's your aunt', thậm chí là 'Robert is your mother's brother'.

Nguồn gốc của câu nói này vẫn còn chưa được rõ ràng, nhưng theo ý kiến của tác giả A. J. Langguth  và nhiều người khác thì câu nói xuất phát từ chuyện một vị Thủ tướng của Anh tên Robert 'Bob' Cecil từng bổ nhiệm cháu mình là Arthur Balfour làm Tổng thư ký Ireland năm 1887 trong sự ngạc nhiên, thậm chí phẫn nộ của nhiều người.

Do đó cụm từ được dùng để chỉ việc gì đó còn dễ đạt được, dễ làm hơn cả tưởng tượng.

12. A storm in a teacup

thanh ngu tieng anh
  • A storm in a teacup: Cơn bão trong cái chén

Thành ngữ này được người Anh sử dụng để nói về một vấn đề vốn rất nhỏ nhưng lại bị thổi phồng lên, chuyện bé xé ra to.

Thành ngữ này bắt nguồn câu nói từ hơn 2000 năm trước bởi nhà triết gia Cicero 'stirring up billows in a ladle' (tạo giông tố trong cái thìa).

Nhiều quốc gia khác cũng có cách nói tương đương, chẳng hạn ở Pháp có câu thành ngữ dịch sát nghĩa sang tiếng Anh là ‘storm in a glass of water’ (bão trong cốc nước) hay người Mỹ có câu ‘a tempest in a teapot’ (giông tố trong ấm trà).

Nguồn: KSE

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO