Báo Điện tử Gia đình Mới

25 mẹo hay giúp các mẹ thư giãn trong những năm đầu đời của con

Giai đoạn mới có con nhỏ thật là bận rộn và nhiều lúng túng – dù cho bạn lần đầu sinh con hay đã là một bà mẹ có kinh nghiệm. Nên làm gì, không nên làm gì – bao giờ cũng có nhiều câu hỏi cho một tình huống.

Năm đầu tiên chăm sóc con sẽ có nhiều điều khiến mẹ bỡ ngỡ

Năm đầu tiên chăm sóc con sẽ có nhiều điều khiến mẹ bỡ ngỡ

Sau đây là 25 mẹo hay mà các chuyên gia cũng như các bậc cha mẹ chia sẻ trên trang web Parents.com.

1. Bình tĩnh và sống trong hiện tại

Giờ đây bạn có thật nhiều việc phải làm, nhưng việc đầu tiên bạn cần nhớ là: sống trong thực tại.

Dù cho là giặt quần áo, vắt sữa hay mau tã – hãy đừng lo lắng về những việc đó. Sống trọn vẹn trong hiện tại, tận hưởng từng giây phút quý báu bên con – đó là điều quan trọng nhất.

2. Thư giãn với bữa ăn của con

Đừng cố ép bé ăn, đừng lo sợ. Bọn trẻ sẽ ăn khi chúng đói.

Hãy tập thói quen thư giãn khi nghĩ về các bữa ăn của bé, vì có thể khi bé sang tuổi tập đi, những vấn đề xung quanh bữa ăn còn rắc rối hơn nhiều.

3. Kiên trì với việc cho đi ngủ sớm

Trẻ cần ngủ đủ và bạn cũng cần có thời gian để lấy lại năng lượng. Vì vậy, cho đi ngủ sớm là điều hết sức cần thiết.

4. Tạo lập những ‘truyền thống gia đình’ nho nhỏ

Treo bóng bay xung quanh bàn bếp vào đêm trước sinh nhật của con, để con thức dậy và cảm thấy vô cùng sung sướng, ngạc nhiên trong ngày mới.

Đó là một trong những truyền thống gia đình nho nhỏ, bạn có thể thực hiện ngay khi con vừa chào đời.

5. Sẵn sàng cho việc bé bị ốm

Chuẩn bị các loại thuốc cần kíp khi bé bị ốm.

Có thể đó là: sản phẩm bù nước, thuốc hạ sốt… Hãy luôn dự trữ trong tủ thuốc để đảm bảo bạn không phải chạy đi mua thuốc vào nửa đêm khi bé đột nhiên nôn trớ hoặc sốt.

6. Thấu hiểu con

Mỗi bé là một sự kết hợp đặc biệt của những tính cách mạnh mẽ hay những nhược điểm. Vì vậy, cha mẹ cần điều chỉnh cách chăm sóc, dạy dỗ để phù hợp với cá tính của con.

Thư giãn và tận hưởng từng phút giây làm mẹ là bí quyết để mẹ thích nghi với năm đầu tiên sau khi sinh con

Thư giãn và tận hưởng từng phút giây làm mẹ là bí quyết để mẹ thích nghi với năm đầu tiên sau khi sinh con

7. Tìm người để chia sẻ

Hãy tìm những bà mẹ khác hoặc có thể là một người bạn độc thân, nhưng giầu khả năng cảm thông.

Đó là người đầu tiên bạn gọi điện khi bạn muốn ‘xả’ những bức xúc, căng thẳng trong những ngày đầu làm mẹ. Đó là người luôn sẵn sàng giúp đỡ, đưa ra lời khuyên và đồng hành cùng bạn.

Hãy yêu quý họ, cảm ơn họ thật nhiều!

8. Nhớ rằng mẹ luôn là hình mẫu

Điều này đặc biệt đúng khi bạn có con gái.

Nếu bạn luôn căng thẳng, hờn dỗi, cáu kỉnh… con gái bạn cũng có thể rập khuôn theo. Hãy gắng làm một bà mẹ hạnh phúc để sau này con gái bạn cũng như vậy, và bạn có thể trở thành ‘bà ngoại’ vào một ngày nào đó.

9. Để ông xã cùng gánh vác

Chắc chắn ông bố trẻ rất sẵn lòng, vì vậy hãy cổ vũ anh ấy trong việc tắm trẻ, đọc truyện hoặc chơi đùa với con.

Đó là những hoạt động giúp tăng cường sự gắn kết cha con và cũng là cách hữu ích để bạn có thể ‘thở’ một chút.

doc sach

10. Đọc sách cho con mỗi ngày

Đây là cách giúp trẻ cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ, tăng cường trí tưởng tượng và là cách chia sẻ thời gian chất lượng với con.

12. Biến những thay đổi lớn thành chuyện nhỏ

Chuyển từ bú bình sang cốc? Chuyển từ cũi sang giường? Chắc chắn bạn muốn những chuyển đổi này diễn ra êm đẹp và nhanh chóng, nhưng nó lại là vấn đề lớn đối với các bé.

Hãy để trẻ nghịch với cái cốc mới, ngồi cùng bé và đọc truyện ở chiếc giường mới cho bé nghe…

Sau khi bé đã có thời gian làm quen, bạn hãy tiến hành chuyển đổi hoàn toàn.

13. Giúp con tự ngủ

Đầu tiên cần cho bé ăn để bắt đầu chu trình đi ngủ.

Sau đó bé cần tắm, nghe truyện, mẹ ôm ấp một chút.

Đặt bé xuống khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh. Nếu bạn cho bé bú hoặc bế bé để dỗ ngủ, bé sẽ luôn luôn cần bạn để bắt đầu giấc ngủ.

14. Tin vào linh cảm của bạn

Mặc dù bạn không thể ‘chẩn đoán’ là con bạn đang bị làm sao khi bé tỏ ra không khỏe, nhưng linh cảm của người mẹ có thể sẽ mách bảo bạn rằng: Cần phải cho con đi khám.

15. Hãy để cho bản thân mình ‘đứng góc’

Người lớn thường hay yêu cầu trẻ con ‘đứng vào góc nhà’ mỗi khi làm việc gì sai.

Với bản thân mình, khi mẹ cảm thấy giận dữ, cũng nên dành thời gian ‘đứng góc’ cho riêng mình.

Khi đang cáu giận, bạn có thể sẽ phản ứng theo một cách không khôn ngoan. Vì vậy, không cần phải phản ứng ngay.

Dừng lại một chút giúp bạn bình tĩnh và suy nghĩ chín chắn hơn.

16. Chú ý các nguyên tắc an toàn

Giữ các đồ vật dễ đổ, rơi vỡ tránh xa nơi trẻ hay ngồi chơi, không để ghế phía dưới cửa sổ đang mở, giữ các vật gây ngộ độc xa tầm tay trẻ em… Cha mẹ đừng bỏ qua một số nguyên tắc an toàn cần hết sức lưu ý khi có con nhỏ.

vui choi ngoai troi

17. Đừng bao giờ rời khỏi nhà mà không mang theo ít nhất một bộ đồ thay thế cho con

18. Đừng bận tâm tới các bậc cha mẹ khoe khoang

Đôi khi có những người quen biết thích khoe khoang về những đứa con cực kỳ thông minh sáng láng của họ. Đừng quan tâm, chỉ cần thư giãn và hài lòng với những đứa con đáng yêu của mình.

19. Kể ‘chuyện ngày xưa của mẹ’

Vào lúc con đã có thể trò chuyện, mẹ hãy cho trẻ chọn một năm trong quá khứ của bạn.

Sau đó kể cho con nghe một vài câu chuyện thú vị đã xảy ra với bạn, vào năm đó. Bạn sẽ bất ngờ vì sự hứng thú của trẻ với những câu chuyện ‘ngày xưa’ mà nhân vật chính là bạn.

20. Tận hưởng không khí ngoài trời

Cho trẻ ra ngoài trời ít nhất vài phút mỗi ngày là một thói quen tốt.

Đó cũng là cách để bạn tránh xa khỏi ngồi ỳ cả ngày, những tác động của màn hình máy tính, TV và thiết lập một thói quen năng động hữu ích với con trong cả cuộc đời.

21. Đi bộ thay vì lái xe

Hãy cố gắng đi bộ với con càng nhiều càng tốt.

Khi con đã đi tốt, những trò chơi như nhảy qua những vạch phân cách, nhảy lò cò… sẽ làm cho việc đi bộ vui hơn.

22. Đặt điện thoại xuống

Khi ở bên các con, các cuộc gọi, tin nhắn, email đều có thể đợi.

Mọi người đều biết rằng bạn cần dành thời gian chất lượng bên con và không thể để ý đến tất cả cùng một lúc.

Những khoảnh khắc tuyệt vời của con cần được lưu lại

Những khoảnh khắc tuyệt vời của con cần được lưu lại

23. Lưu giữ ảnh, video về con

Bạn sẽ không muốn mất những bức ảnh không thể thay thế về con. Vì vậy hãy lưu tất cả trong một ổ cứng dự trữ hoặc sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.

24. Làm cha mẹ, chứ không làm bạn

Làm cha mẹ là một ‘nghề’ không hề đơn giản.

Đôi lúc con bạn có thể không thích bạn, nhưng trong sâu thẳm, con sẽ luôn luôn yêu bạn bởi vì bạn đã xây dựng một sự kính trọng rõ ràng.

25. Yêu thương thật nhiều

Hãy để trẻ hiểu rằng bạn yêu con nhiều như thế nào: ôm con, nói ra suy nghĩ của mình, nói cho con hiểu bạn cảm thấy con đặc biệt ở điểm nào… Cảm thấy được yêu thương là cách đơn giản nhất để con lớn lên hạnh phúc và khỏe mạnh.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO