Báo Điện tử Gia đình Mới

4 tháng đầu năm, hơn 30 nghìn cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Chiều ngày 24/4, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho biết, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã tiến hành thanh kiểm tra hậu kiểm gần 159.000 cơ sở sản xuất/kinh doanh thực phẩm từ trung ương đến xã, phường.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Tổng số cơ sở vi phạm là hơn 30 nghìn cơ sở với tổng số tiền phạt là gần 20 tỉ đồng. Ngoài các hình thức xử phạt chính, cơ quan chức năng còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Điển hình như đã đình chỉ hoạt động 72 cơ sở, đình chỉ lưu hành 228 loại thực phẩm, số cơ sở có nhãn phải khắc phục là 231 cơ sở. Đặc biệt, số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm là 1.482 cơ sở và tiêu hủy 1.590 loại thực phẩm do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, hầu hết là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng...

Riêng tại Cục An toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết đã ban hành 15 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 15 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, tổng số tiền phạt gần 100 triệu đồng.

Ngoài xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu tạm dừng lưu thông 8 lô sản phẩm vi phạm, tiêu hủy 2 lô sản phẩm vi phạm về chất lượng, giám sát thu hồi và tiêu hủy 22 loại sản phẩm với gần 102 tấn sản phẩm của 4 cơ sở nhập khẩu sản phẩm sữa nghi nhiễm khuẩn theo cảnh bảo của Infosan. Với những vụ việc liên quan cơ, vi phạm nghiêm trọng, Cục cũng chuyển 6 vụ việc sang cơ quan điều tra, chuyển 2 trường hợp vi phạm về quảng cáo đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong cho biết, "triển khai tháng cao điểm theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương, một số vụ vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm được đưa ra ánh sáng, đang được các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương xử lý nghiêm. 

"Cục An toàn thực phẩm đang theo dõi chặt chẽ việc triển khai kế hoạch của trung ương trên phạm vi cả nước, kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018 sẽ được tổng hợp, công bố công khai theo quy định".

Đồng thời, phía cán bộ Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. 

Ông Nguyễn Thanh Phong cũng chia sẻ, hiện nay công tác quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm tại Việt Nam có sự thay đổi phương thức quản lý, theo đó giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp theo hướng giảm tối đa tiền kiểm, tập trung hậu kiểm.

Trừ 4 nhóm thực phẩm có yêu cầu đặc biệt, hiện nay đa số thực phẩm thông thường doanh nghiệp tự công bố, tự chịu trách nhiệm về chất lượng an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng chịu trách nhiệm hậu kiểm- có tăng mức xử phạt.

Tuy nhiên, ông Phong nhấn mạnh, "việc tự công bố không có nghĩa là doanh nghiệp thích công bố như thế nào thì công bố, vẫn phải đảm bảo mức trần an toàn theo quy định Codex quốc tế ban hành".

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO