Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

6 bước 'điều trị' người những người bảo thủ

‘Một người bảo thủ’ – đó có thể là bất kỳ ai – có thể là người yêu, là vợ hay chồng bạn, là bố mẹ, bạn thân hay cấp trên của bạn. ‘Đụng đầu’ với một người bảo thủ có thể khiến bạn từ bực mình đến căng thẳng stress. Làm thế nào để ‘đối phó’ với những người như vậy?

nguoi-bao-thu-8

Bạn đã từng đau đầu vì nói chuyện với một người mà như 'nước đổ lá khoai'?

Trong bất cứ mối quan hệ nào cũng không tránh khỏi những lúc bất đồng. Có thể đó là khi bạn nhắc chồng về việc tiêu pha ‘vung tay quá trán’, khi bạn nhắc cô người yêu bớt ‘sống ảo’ về quan hệ của hai người trên mạng xã hội, hay khi bạn góp ý với cấp trên về thay đổi vài chi tiết trong dự án.

nguoi-bao-thu-3

'Ờ ờ, cậu cứ nói đi, tớ đang nghe đây'

Khoảnh khắc ấy, bạn cảm thấy như mình vừa đụng phải một bức tường – họ bắt đầu khoanh tay, mặt hơi đanh lại, hoặc lướt điện thoại mà đáp bạn một cách hờ hững lấy lệ. ‘Sao cậu phải xét nét thế nhỉ?’ – theo sau đó sẽ là một tràng ‘rằng thì mà là’ đủ thứ lý do cho hành động của họ.

Nói cách khác, họ tỏ ra bảo thủ và ‘xù lông nhím’ lên để bảo vệ bản thân khỏi bất cứ lời công kích nào.

Nguyên nhân khiến một người trở nên ‘bảo thủ’

nguoi-bao-thu6

Tại sao lại có những người luôn nhạy cảm với lời phê bình hơn những người khác?

Khi gặp một người hay bảo thủ, chúng ta thường chỉ bực bội và cho rằng đó đơn giản là bản chất của họ. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân sâu xa khiến một số người nhạy cảm với những lời chỉ trích hơn những người khác.

Nhà tâm lý trị học liệu gia đình Lisa Brookes Kift – đồng thời là nhà sáng lập Love and Life Toolbox – chia sẻ: ‘Những người bảo thủ khó có thể nhận trách nhiệm cho hành động của mình và cảm thấy cái suy nghĩ ‘Mình đã sai’ là rất khó chấp nhận’. Điều đó là do đối với họ, việc nhận trách nhiệm đồng nghĩa với thất bại’.

sadkid3

 Thái độ bảo thủ có thể bắt nguồn từ những tổn thương thời thơ ấu

‘Những thái độ bảo thủ có thể bắt nguồn từ những ám ảnh thời thơ ấu, khiến cho người bị phê bình hay nhìn mọi thứ theo cách tiêu cực’, Lisa nói thêm. Điều đó có nghĩa là câu nhận xét ‘Báo cáo hôm nay không tốt lắm’ của cấp trên sẽ dễ bị hiểu thành ‘Cậu là người thiếu năng lực lại không chịu khó gì cả’.

Jennine Estes – người thành lập nhóm trị liệu tâm lý Estes Therapy tại San Diego – chia sẻ về nguyên nhân này: ‘Khi còn nhỏ, những đứa trẻ không biết làm cách nào để đối diện với những khó khăn và chúng thường tìm lý do để bảo vệ cho mình, nó dễ trở thành một thói quen xấu khi lớn lên’.

nguoi-bao-thu-4

Rất có thể họ bị 'nhiễm' thói quen phòng thủ ấy từ chính người lớn xung quanh mình

Những thói quen xấu không bao giờ hình thành trong ngày một ngày hai. Có thể khi còn nhỏ, họ đã bị chỉ trích quá nhiều bởi bố mẹ, hay bị so sánh với ‘con nhà người ta’, hoặc luôn thấy những người lớn xung quanh đổ lỗi cho hoàn cảnh nên cũng ‘học tập’ theo.

Chúng ta không thể bắt ai đó phản ứng theo cách mình mong muốn. Nhưng nếu biết 6 bước ‘chìa khóa giao tiếp’ thì những người bảo thủ cũng có thể trở nên dễ nói chuyện hơn rất nhiều.

Bước 1: Bỏ qua định kiến

empa1

 

Có thể bạn đã rất nhiều lần ‘phát điên’ vì cứ trình bày ý tưởng mới là bị cấp trên dẹp đi trong một nốt nhạc. Có thể bạn đã nói rất nhiều lần nhưng bác hàng xóm vẫn không chịu hiểu là cậu con quý tử nhà bác gây ‘náo loạn’ trong khu phố ra sao.

Thế nhưng điều trước tiên bạn cần làm là thử bỏ hết tất cả những thứ bạn từng nghĩ đi, và tập trung vào nội dung cần trao đổi với người ấy mà thôi. Khi muốn người ấy tháo gỡ tấm khiên trong lòng mình thì có lẽ chính chúng ta cũng cần tháo bỏ những định kiến ngăn cách hai người đi trước.

Bước 2: Tránh dùng những từ tạo cảm giác đổ lỗi

cp42

Hãy thử trò chuyện một cách tích cực hơn

Đừng bắt đầu với chủ ngữ nhắm đến người ấy – ‘Anh chẳng chịu nghe em nói gì cả!’, ‘Cậu chỉ thích được theo ý mình thôi’. Bạn cũng không nên dùng như từ như ‘lúc nào cũng’ hay ‘không bao giờ’, vì chúng vô tình khiến cho người kia ‘không còn đường lui’ và buộc phải quay ra chống đối bạn.

Bước 3: Bắt đầu bằng những điều tích cực

cp41

Bên cạnh khiếm khuyết, ai cũng mong mình được ghi nhận vì những điều mình đã làm

Nhà tâm lý học Lisa Kift cho rằng cách hiệu quả nhất là nói với người kia về việc họ có ý nghĩa như thế nào với bạn. Điều đó khiến họ cảm thấy dù có bị bạn phê bình đi nữa thì họ vẫn được quan tâm và chấp nhận theo cách nào đó.

Trong những vấn đề nhỏ và ít nghiêm trọng hơn, bạn có thể tỏ ra trân trọng những gì họ đã làm được, trước khi nói về những thứ họ chưa làm được.

‘Nếu họ không cảm thấy những nỗ lực của mình được ghi nhận mà chỉ nghe bạn ca ‘bài ca ra trận’ về việc họ ‘ăn hại’ ra sao, họ sẽ phản ứng lại bằng cách tỏ ra bảo thủ’.

Jennine Estes chia sẻ về việc một nhân viên quán ăn phản ứng với một đứa trẻ cáu bẳn và làm ầm cả quán lên: ‘Thay vì đến xả thẳng vào mặt bà mẹ là chị ta nên biết trông con ra sao và cần có trách nhiệm thế nào, cô ấy đã nói với họ rằng ‘Tôi biết chị đã rất cố gắng để trông cháu, nhất là ở chỗ đông người như quán ăn thế này. Tôi biết là rất khó khăn vì trẻ con tầm tuổi này rất hiếu động. Chúng ta có thể tìm cách nào để giúp cháu thấy thoải mái hơn không?’.

Có lẽ thực tế bà mẹ cũng thừa hiểu rằng con mình đang gây rối như thế nào, nhưng không thể tự thừa nhận việc ấy, và cô nhân viên kia khiến bà mẹ ‘được lời như cởi tấm lòng’ vậy.

 Bước 4: Tập trung vào cảm xúc của chính mình

cp39

Hãy chia sẻ cảm xúc của mình và khiến người kia đồng cảm thay vì nhắm vào họ

‘Nghe thì có vẻ khá máy móc, nhưng bạn có thể áp dụng ‘công thức’ sau: Hãy nói cảm giác của bạn khi người kia làm những việc bạn không mong muốn. Ví dụ như: Em cảm thấy mình không là gì với anh cả khi anh hẹn đi cùng em rồi phút cuối lại đi cùng bạn như vậy’ – Lisa Kift chia sẻ.

Điều này có thể giảm đến mức thấp nhất cảm giác phòng thủ của họ, ít ra thì họ biết cụ thể rằng điều gì họ làm khiến bạn không vui, thay vì phải tự suy diễn và kết luận là bạn không ưa họ từ đầu đến chân từ trong ra ngoài.

Bước 5: Cho họ biết rằng bạn cũng quan tâm đến cảm xúc của họ

cp43

 

‘Hãy thật lòng quan tâm đến phản ứng của họ. Phía sau sự bảo thủ của họ rất có thể là một đứa trẻ luôn cảm thấy mình không đủ giỏi, không đủ tốt, sâu thẳm bên trong họ có lẽ cũng sự quan tâm và công nhận của người khác biết chừng nào’.

Theo Jennine Estes, ta có thể hỏi họ rằng ‘Anh nói vậy em có buồn không?’, để họ biết rằng ta vẫn luôn quan tâm đến họ.

Bước 6: Giữ bình tĩnh 

Dĩ nhiên điều này là cực kỳ khó khăn, đặc biệt là khi bạn đã đề cập đến vấn đề ấy khong dưới 10 lần. Nhưng sự nóng giận chỉ thêm dầu vào lửa và khiến bạn tự chuốc ức chế vào người mà thôi.

Nếu như bạn cảm thấy không thể bình tĩnh mà nói chuyện nữa, hãy ‘đình chiến’ và hẹn với họ lúc khác.

Giống như câu nói của Đức Phật - ‘Tức giận giống như việc tự uống thuốc độc mà mong người ta trúng độc’ – khi nhận thấy mặt mình đang nóng lên và giọng bắt đầu to dần, hãy để ý đến hơi thở của bạn và cố gắng thở chậm lại, rồi tạm ‘rút lui’, chí ít để bảo vệ sức khỏe của bạn.

cp44

 Trước khi học cách giao tiếp hiệu quả với người khác, ta cũng cần học cách quan tâm đến cảm xúc của chính mình

Trong nhiều trường hợp, bạn đã làm tất cả những điều cần làm nhưng vẫn không có kết quả nào cả. Điều đó có thể chỉ đơn giản là bạn và người đó ‘không thuộc về nhau’.

Đôi khi, vấn đề là nằm ở bản thân người ấy chứ không phải cách tiếp cận của bạn. Hãy làm những gì có thể, nhưng cũng đừng quên đặt ra những giới hạn để tránh tự làm tổn thương bản thân mình.

Mai Hoa/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO