Báo Điện tử Gia đình Mới

6 thói quen của những người giỏi ngoại ngữ mà bạn nên học tập

Chúng ta biết có những người giỏi đến 5, 6, 7 thứ tiếng (hoặc nhiều hơn)! Tại sao họ có thể làm như vậy trong khi chúng ta chỉ học một hay hai ngoại ngữ thôi cũng phải chật vật? Bí quyết của họ là gì?

Ảnh minh họa: Khánh Vy - Cô gái có thể bắt chước 7 thứ tiếng

Ảnh minh họa: Khánh Vy - Cô gái có thể bắt chước 7 thứ tiếng

 Không có một phép màu nào giúp họ giỏi ngoại ngữ trong phút chốc cả. Nhưng nếu bạn có thể quan sát những người giỏi ngoại ngữ, bạn sẽ nhận thấy họ có nhiều thói quen chung. 

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về những thói quen của người giỏi ngoại ngữ để bạn cũng có thể trở thành một người biết hai, ba hay nhiều thứ tiếng!

1. Tạo thói quen hàng ngày

Đây là điểm chung quan trọng nhất của những người giỏi ngoại ngữ. Họ nhận thức được tầm quan trọng của biến việc học ngoại ngữ thành một thói quen hàng ngày được thực hiện một cách tự giác và liên tục.

Bạn có thể ôn tập vào buổi sáng hoặc dành thời gian học trước giờ đi ngủ, miễn là bạn phải đảm bảo không bỏ cuộc. 

Điều này đòi hỏi tính tự giác cao. Ngoài ra mỗi người có thói quen khác nhau.

Có người có thể chỉ cần 1 đến 2 tuần để biến việc học ngoại ngữ thành thói quen hàng ngày, có người mất đến vài tháng. 

Hãy biến việc học thành thói quen hàng ngày giống như đánh răng vậy.

2. Tận dụng thời gian rảnh

Với những người giỏi nhiều thứ tiếng, họ có thể cũng chỉ như chúng ta mà thôi, việc học ngoại ngữ không phải công việc toàn thời gian của họ. Vậy sao họ có thể có thời gian để thực hành nhiều ngoại ngữ như vậy khi cũng chỉ có 24 giờ/ngày như chúng ta?

Câu trả lời là bạn có thể có nhiều thời gian rảnh hơn mình nghĩ. Ví dụ khi ngồi trên xe buýt đến trường hay nơi làm việc, khi đi bộ hay thậm chí là khi đang tắm.

Hãy nghe ngoại ngữ thật nhiều khi rảnh, những người giỏi ngoại ngữ có thể nghe từ 3 giờ/ngày hoặc hơn

Hãy nghe ngoại ngữ thật nhiều khi rảnh, những người giỏi ngoại ngữ có thể nghe từ 3 giờ/ngày hoặc hơn

Chỉ 5, 10 phút mỗi ngày có thể hiệu quả hơn bạn nghĩ. Nếu bạn thực sự có động lực học ngoại ngữ, thì đừng lướt Facebook cả tiếng đồng hồ khi bạn về đến nhà. Hãy dành thời gian học từ mới, nghe tiếng Anh hay trò chuyện với bạn bè bằng tiếng Anh.

Học ngoại ngữ, đôi khi bạn sẽ có cảm giác hơi 'tự kỷ' khi phát hiện bản thân đang lẩm nhẩm một mình, nói chuyện với chính mình hoặc tập thuyết trình tiếng Anh khi đang đi bộ ngoài phố. 

Nhưng đó chính là cách tận dụng thời gian tối đa. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sự tiến bộ vượt bậc nhờ việc dành thời gian cho nó.

3. Ôn tập

Ôn tập là bước quan trọng vì đó là cách bộ não hoạt động và ghi nhớ.

Nếu bạn  học một từ rồi không dùng đến, bạn rất dễ quên mất từ đó. 'Use it or lose it' (Dùng hoặc mất). Nếu bạn không đưa những gì đã học vào thực hành thì bạn sẽ không thể nhớ được nhiều.

4. Dám mạo hiểm

Người giỏi ngoại ngữ là người hiểu rằng mắc lỗi không đồng nghĩa với thất bại. Nó là một phần của quá trình học. Vì vậy người giỏi ngoại ngữ là người dám mạo hiểm.

Khi đi du lịch nước ngoài hay những nơi có người nước ngoài, thay vì dùng Google Maps, hãy thử vận dụng khả năng ngoại ngữ để hỏi người khác.

Trong hội thoại, thay vì dùng những câu đơn giản mình đã biết rõ, hãy thử dùng những cấu trúc phức tạp hơn mà bạn đang muốn học. 

Nếu ngữ pháp của bạn không quá tốt hay accent (giọng) còn cần chỉnh sửa, bạn sẽ học nhanh hơn khi  dám mạo hiểm và được người khác chỉ lỗi.

5. Đặt những mục tiêu trong tầm với

Với những người giỏi ngoại ngữ, ngoài những mục tiêu dài hạn, họ còn đặt cho mình những mục tiêu SMART (thông minh).

Mục tiêu SMART là gì?

Empty

S.M.A.R.T là tên viết tắt các chữ đầu của 5 bước:

Và để có một mục tiêu thông minh thì khi đặt mục tiêu bạn phải hội đủ 5 yếu tố sau .

S - Specific : Cụ thể, dễ hiểu.

M - Measurable : Đo lường được

A - Attainable : Có thể đạt được

R - Relevant : Thực tế

T - Time-Bound : Thời gian hoàn thành

Ví dụ nói tiếng Anh hay như người nước ngoài là một mục tiêu tuyệt vời, nhưng nếu bạn chỉ có một mục tiêu đó thì sẽ rất dễ nản chí. 

Nói hay không phải chuyện một sớm một chiều, vậy nên hãy đặt cho mình những mục tiêu ngắn và dễ dàng trước như học 5 từ mới mỗi ngày, đọc một bài báo mỗi ngày, viết 10 dòng nhật ký mỗi ngày,...

6. Quan sát và tiếp xúc

Người giỏi ngoại ngữ là biết quan sát. Đây là điều quan trọng mà bạn sẽ không được học qua sách bở. Có nhiều kiến thức ngoài đời rất khác với sách và bạn chỉ có thể học được qua xem các chương trình truyền hình thực tế, nói chuyện với người nước ngoài, để ý cách diễn đạt tự nhiên của họ.

Người giỏi ngoại ngữ cũng tận dụng cơ hội để cho bản thân được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ mình học để có những trải nghiệm chân thật nhất. Cho dù bạn không có điều kiện ra nước ngoài, bạn có thể tiếp xúc qua phim ảnh, chương trình TV, truyện, báo, trò chuyện qua skype và nhiều nguồn tài nguyên khác.

Theo Mosalingua

Trang Đặng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO