Báo Điện tử Gia đình Mới

Ba trường hợp mẹ đừng vội sinh con thứ 2 kẻo nguy hại khôn lường

Nếu chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về những phương diện sau, mẹ chớ vội vàng sinh bé thứ 2 kẻo nguy hại đến sức khỏe, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, chưa kể khổ sở về mặt kinh tế.

me-nao-chua-nen-mang-bau-lan-2-giadinhmoi-tumblr1 (1)

1. Những mẹ vừa mới sinh chưa được 2 năm

Bất kể bạn sinh thường hay sinh mổ cũng không nên mang bầu lần thứ hai ngay khi bé lớn chưa được 2 tuổi.
Bởi vì, việc sinh nở mất rất nhiều tinh thần, sức lực. Ngay cả khi bạn đẻ thường, cơ thể hồi phục nhanh cũng không nên vội mang bầu.

Vì thực tế, lúc này cơ thể mới phục hồi về cơ bản chứ chưa hoàn toàn hồi phục, lập tức mang bầu chỉ làm tăng gánh nặng xuống tử cung.

Tất nhiên, với những mẹ sinh mổ càng không nên có bầu sớm. Vết thương mổ lấy thai ít nhất phải mất 2 năm để hoàn thiện.

Nếu như trong giai đoạn hồi phục, mẹ lại mang bầu, rất dễ gây ra mang bầu ngoài tử cung. Kể cả mang bầu thuận lợi, việc bầu to dần, cũng có thể ảnh hưởng  đến vết thương, thậm chí có thể làm nứt, chảy máu, đe dọa tính mạng của mẹ.

Empty

2. Bé lớn còn quá nhỏ

Việc sinh con thứ 2 quá sớm như phần trên đã nói, chủ yếu là do khía cạnh sức khỏe người mẹ, còn ở một khía cạnh khác, việc sinh bé 2 sớm còn không tốt cho tâm lý của anh/chị bé.

Việc có thêm một đứa trẻ trong nhà không đơn giản như thêm miệng ăn thì thêm đôi đũa, cái bát, mà còn rất nhiều yếu tố khác, trong đó có vấn đề cảm xúc của bé lớn.

Con đã sẵn sàng để có em, phải nhường mẹ cho một em bé khác chưa?

Đặc biệt những em bé 2,3 tuổi đang trong giai đoạn tâm lý phức tạp, nhiều lo lắng. Đến lúc sinh bé thứ 2, gia đình mới nhận ra có rất nhiều việc không thể đảm bảo công bằng cho cả 2 đứa trẻ.

Phải làm sao khi em bé cần mẹ, nhưng bé lớn cũng cần mẹ? Con còn quá nhỏ để có thể hiểu được phải chia sẻ, nhường mẹ cho một người khác.

Nhiều trường hợp gia đình phải dồn mối quan tâm vào bé sơ sinh, làm bé lớn bị tổn thương, cho rằng mọi người không quan tâm tới mình. Vì vậy, việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý của con. Chưa kể việc hai anh em gần bằng tuổi nhau tranh giành, mâu thuẫn, gây ra nhiều vấn đề gia đình.

Khi gia đình phải dồn sức vào chăm sóc em bé mới sinh, rất dễ gây tổn thương tâm lý, cảm giác không được quan tâm cho bé lớn.

Khi gia đình phải dồn sức vào chăm sóc em bé mới sinh, rất dễ gây tổn thương tâm lý, cảm giác không được quan tâm cho bé lớn.

3. Điều kiện kinh tế không cho phép

Một số bà mẹ nghĩ rằng việc sinh con liền nhau sẽ giúp mẹ cùng lúc chăm sóc cả 2, tiết kiệm thời gian hơn đẻ cách xa.

Đến khi hai con 6 tuổi, mẹ sẽ nhàn tênh. Tuy nhiên phải hiểu rằng, sinh một đứa trẻ không giống nuôi thú cưng, chỉ cần cho ăn, uống là được.

Mỗi đứa trẻ như một ngân hàng, nếu việc “kinh doanh” của ngân hàng đầu không tốt. Thì việc mở ra chi nhánh thứ 2 càng là gánh nặng, khiến kinh tế, và nhiều phương diện khác của gia đình trở nên khó khăn.

Hãy cố gắng chăm chỉ một vài năm nữa, có kinh tế ổn định hơn hãy nghĩ đến việc sinh con thứ 2. Còn hiện giờ, kinh phí học tập cho bé lớn và chất lượng cuộc sống gia đình là điều quan trọng nhất, đừng vội vã.   

Empty
Bảo Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO