Báo Điện tử Gia đình Mới

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa ngày Tết?

Ngày Tết tập trung nhiều thực phẩm, nhất là các loại bánh kẹo - trẻ ăn nhiều các loại kẹo ngọt hơn thường ngày, rất dễ gây rối loạn tiêu hóa. Vậy cha mẹ cần làm gì trong trường hợp này?

Ăn quá nhiều món ăn trong ngày Tết có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Ăn quá nhiều món ăn trong ngày Tết có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Phòng rối loạn tiêu hóa cho trẻ ngày Tết

Ngoài việc ăn nhiều, trẻ có thể ăn không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ của ngày hôm trước hoặc đã để lâu ngày trong những ngày Tết.

Ăn thức ăn dư thừa qua mỗi bữa ăn sẽ dẫn đến tình trạng hệ men tiêu hóa không sản xuất kịp hoặc không đủ để tiêu hóa thức ăn, gây biểu hiện đầy hơi, trướng bụng, ậm ạch khó chịu, thậm chí dẫn đến phản xạ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc nát hoa cà, hoa cải, xanh, có bọt, mùi tanh ở trẻ nhỏ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: “Việc phòng bệnh rối loạn tiêu hóa cho trẻ ngày Tết không phải quá khó. Đầu tiên là các gia đình nên lựa chọn và bảo quản các thực phẩm sạch, tránh để thực phẩm sống và chín lẫn nhau.

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, tôi khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho con ăn những loại thức ăn dư thừa từ bữa trước, bởi hệ tiêu hóa của các cháu còn yếu, khó tránh khỏi việc bị rối loạn tiêu hóa”.

Bên cạnh đó bác sĩ Dũng còn cho biết thêm: “Điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ nên quản lý chặt chẽ khẩu phần ăn của trẻ nhỏ. Tránh để trẻ ăn quá nhiều trong một ngày với nhiều loại thực phẩm”.

Và không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn bán sẵn tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng đối với các gia đình lựa chọn đi du lịch trong những ngày Tết”.

Việc phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ không quá khó, tuy nhiên các bậc cha mẹ cần phải lưu ý hơn để tránh trẻ mắc căn bệnh này.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Sơ cứu khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường là tiêu chảy sẽ có một số biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, hoặc có một số trẻ bị sốt sau đó trẻ bị tiêu chảy.

Do vậy, các bậc cha mẹ luôn luôn phải chú ý nếu con có hiện tượng đau bụng, buồn nôn...

“Với những biểu hiện ban đầu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cụ thể là bị tiêu chảy, thì việc quan trọng nhất khi phát hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa là phải bổ sung nước, chất điện giải cho trẻ.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ phải chú ý để cho trẻ uống ít và chia làm nhiều lần không nên uống nhiều cùng 1 lúc trẻ dễ bị nôn”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

Đó là cách sơ cứu tạm thời cho trẻ khi trẻ có biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ phải liên tục theo dõi trẻ. Nếu có biểu hiện nặng dần cần phải đưa trẻ đi viện để được các bác sĩ khám và điều trị.

Ngọc Nga/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO