Báo Điện tử Gia đình Mới

Cứ 32 giây có 1 người phải cắt cụt chân vì bệnh đái tháo đường

Ngày nay, tỉ lệ  người bị mắc bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) có xu hướng ngày càng tăng và các bệnh nhân cũng phải chịu những biến chứng nặng nề hơn. Đau lòng nhất, nhiều trường hợp phải sống trong đau đớn, kiệt quệ về tài chính, về sức lực vì thiếu hiểu biết ...

Chân bị biến chứng của một bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Chân bị biến chứng của một bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Nghiện rượu nhiều năm, ăn uống thiếu khoa học, anh N.V.T (58 tuổi, Vũ Lạc, TP. Thái Bình) phát hiện bệnh tiểu đường khi có triệu chứng kéo dài như mờ mắt, sụt cân nghiêm trọng và ngủ kém. Tuy nhiên, sau khi xác định được bệnh lý, anh T. về nhà thay đổi lối sống bằng việc giản tiện số bữa ăn, giảm chất lượng khẩu phần ăn của mìnhđể mong đẩy lui được bệnh tật. Thế nhưng, bệnh chính chưa thấy lui (bệnh tiểu đường), thì bệnh nhân lại  phải nhập viện vì mắc viêm đường hô hấp, sức khỏe suy kiệt.

Trao đổi với Gia Đình Mới, GS. TS Tạ Văn Bình – Chủ tịch Hội giáo dục Người bệnh đái tháo đường Việt Nam (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết: “ Thống kê trên thế giới cho thấy, cứ 6 giây trôi qua lại một người chết và cứ sau 32 giây, lại có người phải cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường. Chưa kể, bên cạnh đó còn hàng loạt các biến chứng khác khiến bệnh nhân mù mắt, hoại tử chân, tim mạch, thần kinh…”.

Theo GS. TS Tạ Văn Bình, đây là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Nhưng bệnh thường không có biểu hiện đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. “Chính vì vậy, khi bệnh nhân phát hiện bệnh tiểu đường, nghĩa là họ đã ủ bệnh hàng chục năm rồi” - GS. TS Tạ Văn Bình chia sẻ.

Theo vị chuyên gia về bệnh đái tháo đường này, 2 trong số các nguyên nhân chính khiến bệnh tiểu đường hiện naytăng mạnh là do liên quan đến lối sống và ảnh hưởng stress tới mọi người.

Trong đó, sai lầm nhất là về lối sống, bao gồm cả chế độ ăn uống và hoạt động thể lực.“Ngày nay, kinh tế phát triển, mọi người quan tâm hơn tới chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại không chú trọng hoạt động thể lực.

Họ chú ý ăn nhiều đồ tinh mà không coi trọng đúng mức đến chất xơ. Dẫn đến, năng lượng (calo) cung cấp cho cơ thể nhiều mà hoạt động vận động thể lực để tiêu hao năng lượng (calo) ít. Từ đó gây ra tình trạng năng lượng nạp vào nhiều mà thải ra ít. Theo thời gian, chất dinh dưỡng tích tụ không chuyển hóa được sẽ  gây bất lợi cho sức khỏe con người về lâu dài.

Bên cạnh đó, stress cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý trên. Thời đại ngày nay, stress vô cùng đáng sợ, nó đi cả vào cả giấc ngủ của mọi người, từ việc lo lắng, áp lực, sức ép cạnh tranh trong công việc, học tập hay từng quan hệ cá nhân của mỗi người… Khi không được giải tỏa kịp thời về mặt tâm lý thì sẽ trở nên có hại cho sức khỏe”- GS. TS Tạ Văn Bình nhấn mạnh.

Đáng chú ý, theo các bác sĩ, dù bệnh lý ngày càng phổ biến và tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh nhưng ý thức người bệnh trong việc  hiểu bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân chưa cao.  

Theo GS. TS Tạ Văn Bình, với bệnh tiểu đường cứ 6s có 1 người chết, 32s có người phải cắt cụt chân

Theo GS. TS Tạ Văn Bình, với bệnh tiểu đường cứ 6s có 1 người chết, 32s có người phải cắt cụt chân

Minh chứng rõ nhất là việc nhiều người áp dụng các phương pháp điều trị sai cách, phản khoa học hoặc kiêng khem quá mức gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Phần lớn, mọi người có tư tưởng, đã bị tiểu đường thì buộc phải kiêng tất cả các sản phẩm có đường, không ăn hoa quả ngọt, ăn ít tinh bột hoặc ăn các thức ăn khác thay thế tinh bột, ăn nhiều bữa…

Tuy nhiên, theo GS TS Tạ Văn Bình, tất cả những cách làm đó đều sai lầm. “Ở đây, không quan trọng chúng ta ăn gì mà quan trọng là ăn như thế nào. Nhiều người cho rằng không ăn hoa quả ngọt để ngừng cung cấp lượng đường cho cơ thể. Tuy nhiên, điều đó vô tình khiến cơ thể thiếu Vitamin trầm trọng, dẫn tới kháng thể ngày càng kém, dễ mắc thêm bệnh.

Ở đây, người bệnh cần hiểu, đường có trong hoa quả là đường fructose không làm tăng chỉ số glycemic (GI) trong máu.Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý, nên ăn hoa quả cách bữa ăn từ 1-2 giờ. Hay việc ăn miến thay cho ăn cơm để giảm đường là hoàn toàn cách hiểu sai lầm vì các nghiên cứu khoa học đã chứng minh lượng đường trong miến vào cơ thể đạt đến 84%, trong khi lượng đường có trong gạo nấu cơm chỉ là 72%. Hoặc việc cho rằng ăn nhiều bữa hoàn toàn không có công dụng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường”.

Ngoài ra,  theo khuyến cáo của các  chuyên gia y  tế, bệnh nhân khi mắc bệnh tiểu đường thì hệ miễn dịch cũng bị suy kém. Vì thế, cơ thể rất dễ  bị lây mắc các bệnh dịch, đặc biệt là bệnh lý về đường hô hấp mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh hay từ hanh khô sang nồm ẩm…với các biểu hiện ho hắng kéo dài.

Do đó, khi mắc bệnh, bệnh nhân nên dùng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ là tốt nhất. Hoặc trong trường hợp ho kích ứng kéo dài do ảnh hưởng thời tiết, trạng thái hoạt động của cơ thể thì vẫn có thể chọn thuốc ho có thành phần thảo dược thiên nhiên có bổ sung đường không năng lượng (đường sucralose), an toàn cho bệnh nhân tiểu đường vì không lo tác dụng phụ, vừa không ảnh hưởng đến insulin có trong cơ thể./.

Không quan trọng chúng ta ăn gì mà quan trọng là ăn như thế nào!

“Nhiều người cho rằng không ăn hoa quả ngọt để ngừng cung cấp lượng đường cho cơ thể. Tuy nhiên, điều đó vô tình khiến cơ thể thiếu Vitamin trầm trọng, dẫn tới kháng thể ngày càng kém, dễ mắc thêm bệnh. Hay việc ăn miến thay cho ăn cơm để giảm đường là hoàn toàn cách hiểu sai lầm vì các nghiên cứu khoa học đã chứng minh lượng đường trong miến vào cơ thể đạt đến 84%, trong khi lượng đường có trong gạo nấu cơm chỉ là 72%...” 

(GS TS Tạ Văn Bình - Chủ tịch Hội giáo dục Người bệnh đái tháo đường Việt Nam,nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương)  

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO