Riêng các công ty được sáng lập bởi cựu sinh viên Stanford tạo ra khoảng 2,7 nghìn tỷ đô la Mỹ doanh thu hằng năm, tương đương nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới.

Đại học Stanford, hay Đại học Leland Stanford được sáng lập năm 1985 bởi Leland Stanford (California) và vợ của ông là Jane Lathrop Stanford để nhớ đến đứa con duy nhất của mình là Leland Stanford, đã qua đời trước đó.

Ngày 01/10/1891, trường nhận giảng dạy lứa sinh viên đầu tiên như theo tính chất hợp tác giáo dục và một tổ chức phi đảng phái và chính thức đi vào hoạt động. Học phí được miễn cho đến 1920.

Theo Bảng xếp hạng đại học thế giới 2018 QS, Đại học Stanford đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Viện Công nghệ Massachusetts, xếp thứ 3 là Đại học Harvard. 

Niên khóa 2017-2021, tỷ lệ trúng tuyển Đại học Stanford tiếp tục giữ ở mức rất thấp, chỉ 4,7%.

Năm 2017, 44.073 người nộp hồ sơ ứng tuyển vào Đại học Stanford và hơn 95% bị từ chối.

Richard H. Shaw, trưởng bộ phận tuyển sinh và viện trợ tài chính, cho biết sinh viên thuộc niên khóa 2017-2021 được lựa chọn kỹ lưỡng từ 44.073 ứng viên, con số kỷ lục trong lịch sử Stanford. 

Với số thí sinh trúng tuyển tương đương với năm ngoái, Stanford giữ vị thế là đại học có sức cạnh tranh lớn nhất nước Mỹ. 

Điều kiện nhập học của Đại học Stanford vô cùng khắt khe và đòi hỏi thí sinh phải thực sự là những người xuất sắc.

Để có thể bước chân vào Stanford, đầu tiên bạn cần có điểm tốt nghiệp trung học (GPA) tối thiểu 3,75, tương đương với mức điểm trung bình toàn khóa từ 8,0 – 9,0 ở Việt Nam. Điểm thi chuẩn hoá xét vào đại học SAT của thí sinh cũng không được thấp hơn 1950 điểm.

Ngoài ra, thí sinh đăng ký vào Stanford phải vượt qua hàng loạt sát hạch khó khăn khác như làm bài luận, các tiêu chuẩn về giáo viên giảng dạy, nhân viên tư vấn khuyến nghị và các hoạt động ngoại khoá (thể thao, âm nhạc, công việc làm thêm…)

Ngoài ra, các thành tích cá nhân, sự tận tâm trong vấn đề học tập, kết quả các khóa học nâng cao cùng những kinh nghiệm xã hội, tài lãnh đạo… cũng là những nhân tố giúp thí sinh có thêm cơ hội được ghi danh ở trường đại học này.

Nếu thỏa mãn những yêu cầu kể trên, thí sinh sẽ "có cơ hội" được nhận vào trường Đại học Stanford. Và để được trường hỗ trợ tài chính không hoàn lại (hình thức học bổng), thí sinh sẽ phải tiếp tục chứng minh sự xuất sắc của mình để thuyết phục các giám khảo. Đây là những thách thức gian nan với chính cả các sinh viên Mỹ.

Stanford có thế mạnh về các chương trình kỹ thuật, khoa học máy tính và được coi là cái nôi đào tạo các ông lớn công nghệ của thế giới. 

Trung bình, 10 năm sau khi nhập học, sinh viên trường này có thể nhận mức lương lên đến 80.900 USD.

Các khoa ngành và cựu sinh viên Đại học Stanford đã thành lập rất nhiều công ty như Google, Hewlett-Packard, Nike, Sun Microsystems, Instagram and Yahoo.

Riêng các công ty được sáng lập bởi cựu sinh viên Stanford tạo ra khoảng 2,7 nghìn tỷ đô la Mỹ doanh thu hằng năm, tương đương nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới.

Đại học Standford là ngôi nhà cũ của hơn 67 tỷ phú, 17 phi hành gia và 18 người đoạt giải Turing.

Đây cũng là nơi đào tạo ra các lãnh đạo của chính phủ Mỹ, thành viên Quốc hội Mỹ. Trường cũng liên kết với 59 người đạt giải Nobel và 2 người nhận huy chương Fields.

(Số liệu Thống kê từ Stanford News, Stanford University)

google
Sergey Brin (trái) và Larry Page (phải)

Sergey Brin (trái) và Larry Page (phải)

Ngày 4/9/1998, Larry Page và Sergey Brin, khi đó là 2 nghiên cứu sinh tại trường đại học Stanford đã cùng nhau lập ra công ty Google Inc, công ty công nghệ mà sự ra đời của nó đã làm thay đổi cả lịch sử Internet.

Page và Brin gặp nhau tại đại học Stanford năm 1995 và cùng nhau quyết định tạo ra 1 công cụ tìm kiếm với tên gọi BackRub vào tháng 1/1996. 

Cùng nhau, Page và Brin tạo ra một hệ thống xếp hạng (ranking), ban thưởng cho các website có nhiều đường liên kết đến và trừng phạt những trang không có đường liên kết. Chẳng hạn, nhiều trang web liên kết đến IBM.com.

Dần dà, BackRub trở thành một công cụ tìm kiếm. Page và Brin nhận thấy các kết quả của BackRub tốt hơn hẳn so với các công cụ tìm kiếm lúc bấy giờ - là AltaVista và Excite, luôn đưa lại kết quả không liên quan. 

14361Google2_1514535130

Hai nhà sáng lập đã đặt tên mới cho công cụ tìm kiếm của họ là Google. Họ công bố phiên bản Google đầu tiên trên trang web của trường Đại học Stanford vào tháng 8/1996 - 1 năm sau khi 2 người gặp nhau.

Google trở nên nổi tiếng trong trường Stanford. Như được tiếp thêm năng lượng, Brin và Page bắt đầu nâng cấp dịch vụ. Họ nhanh chóng nhận ra các công cụ tìm kiếm cần phải có lượng máy tính lớn. Không có tiền để mua máy mới, họ đã xin, mượn một ổ cứng từ phòng thí nghiệm mạng, một chiếc CPU thừa của khoa.

Dùng căn phòng ngủ tập thể trong trường đại học của Page làm phòng thí nghiệm máy và sau khi chất đầy thiết bị trong phòng ngủ của Page, họ lại chuyển phòng ngủ của Brin thành một văn phòng và trung tâm lập trình.

Họ nối mọi thứ của mình vào mạng lưới băng rộng của trường Đại học Stanford. Lúc đó, dự án của hai người "ngốn" gần nửa băng tần của toàn bộ mạng Stanford, trong khi Stanford là một trong những trường được nối mạng tốt nhất trên hành tinh.

Máy chủ được đặt trong khuôn viên trường Stanford

Máy chủ được đặt trong khuôn viên trường Stanford

Vào mùa thu năm 1996, dự án của họ liên tục khiến kết nối Internet của Stanford bị đứt. Thực tế, công cụ tìm kiếm của hai người đã dùng trang web của trường Đại học Stanford với tên miền google.stanford.edu.

"Chúng tôi may mắn đã được nhiều người ở Stanford ủng hộ", Page nhớ lại. "Họ không hề khiển trách gì về những nguồn tài nguyên mà chúng tôi sử dụng quá nhiều".

Ngày 15/9/1997, tên miền Google.com chính thức được đăng ký, tuy nhiên đến tận tháng 11, trang chủ của Google mới được xuất hiện.

Thoát khỏi băng tần của Standford, cuối cùng Google và bộ phận CNTT đã khởi động công cụ tìm kiếm của riêng mình.

Page và Brin đã chuyển vị trí của công ty còn non trẻ đến gara để xe của nhà Susan Wojcicki - một nhân viên Google tương lai và Trưởng nhóm YouTube sau này.

Page và Brin đã chuyển vị trí của công ty còn non trẻ đến gara để xe của nhà Susan Wojcicki - một nhân viên Google tương lai và Trưởng nhóm YouTube sau này.

Năm 2000, Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Yahoo. Đây được coi là 1 động thái khẳng định “tên tuổi” của Google. Điều thú vị là hai nhà đồng sáng lập của Yahoo cũng là cựu sinh viên Đại học Stanford.

Yahoo được thành lập vào năm 1994 bởi David Filo và Jerry Yang, hai sinh viên của Đại học Stanford (Mỹ)

Yahoo được thành lập vào năm 1994 bởi David Filo và Jerry Yang, hai sinh viên của Đại học Stanford (Mỹ)

Ngoài ra có thể kể đến nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ là cựu sinh viên ngôi trường danh giá này như Reid Hoffman, nhà đồng sáng lập kiêm chủ tịch trang mạng định hướng kinh doanh LinkedIn; Mike Krieger và Kevin Systrom, hai nhà đồng sáng lập Instagram; Elaine Wherry, người đồng sáng lập Meebo; Gentry Underwood, người đồng sáng lập Mailbox; Evan Spiegel, đồng sáng lập Snapchat,...

Đại học Stanford được mệnh danh là "lò" đào tạo cho Thung lũng Silicon.

Liên hệ:

Stanford University

450 Serra Mall

Stanford, CA 94305–2004

Website: https://www.stanford.edu/

Tổng hợp theo Scholarship Planet, VnExpress, Business Insider, Thanh Niên, CafeF, Thông tin Công nghệ, Dân trí

Hoàng Nguyên/GIADINHMOI.VN

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO