Báo Điện tử Gia đình Mới

Dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà như thế nào để có kết quả chính xác nhất?

Theo Ths. Bs Trần Bá Hiếu (Phó Trưởng khoa Đơn vị khám và tư vấn theo yêu cầu, Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai), thao tác sử dụng máy đo huyết áp của người bệnh có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của chỉ số huyết áp.

Theo bác sĩ Hiếu, để chẩn đoán tăng huyết áp, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được đánh giá chính xác các số đo huyết áp cụ thể, các yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh lý đi kèm.

Từ đó có thể xác định liệu có hay không tăng huyết áp, có cần điều trị ngay hay theo dõi tiếp con số huyết áp ở các lần khám sau.

Song song có thể lựa chọn loại thuốc huyết áp, kế hoạch điều trị và mức huyết áp mục tiêu cần áp dụng.

Hiện nay, nhiều người tự sử dụng máy huyết áp điện tử để theo dõi huyết áp

Hiện nay, nhiều người tự sử dụng máy huyết áp điện tử để theo dõi huyết áp

Nhất là trong việc phối hợp giữa bác sỹ và bệnh nhân trong chẩn đoán, điều trị, theo dõi điều trị cho các bệnh nhân tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của các Hiệp hội Tim mạch, bên cạnh đo huyết áp tại phòng khám, đo huyết áp lưu động 24 giờ thì vấn đề tự theo dõi con số huyết áp tại nhà có vai trò quan trọng.

Cùng với đó, chỉ số huyết áp có vai trò rất lớn trong việc phản ánh sức khỏe. Đặc biệt, khi tăng huyết áp được mệnh danh là bệnh lý ‘giết người thầm lặng’ có thể gây ra nhiều biến chứng cơ thể, khiến người bệnh tàn phế hoặc tử vong. Vì vậy, việc theo dõi chỉ số huyết áp vô cùng quan trọng.

Thực tế có không ít trường hợp là nạn nhân của ‘báo động giả’ từ máy đo huyết áp điện tử. Theo bác sĩ Hiếu cho biết, Khoa tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân là nạn nhân của việc quá tin tưởng vào chỉ số máy đo huyết áp điện tử.

Nhận thức được điều đó, người dân dần quan tâm và có thói quen sử dụng máy đo huyết áp tại nhà.

Hiện trên thị trường có phổ biến 2 loại máy đo huyết áp là huyết áp kế thủy ngân, huyết kế bán tự động (hay còn gọi là máy đo huyết áp điện tử). Huyết áp kế thủy ngân có ưu điểm cho kết quả chính xác nhưng người bệnh lại không thể tự thao tác một mình mà cần có sự trợ giúp.

Và hầu hết, mọi người sử dụng máy do huyết áp điện tử với lí do dễ dùng, không đòi hỏi kỹ thuật, không cần người hỗ trợ.

‘Với máy đo huyết áp điện tử có loại đo ở cổ tay và bắp tay. Nhưng theo khuyến cáo, bệnh nhân nên sử dụng loại đo ở bắp tay để cho ra kết quả chính xác nhất còn máy đo ở cổ tay được khuyến cáo sử dụng với những người có vòng tay quá khổ', Ths Bs Hiếu cho biết thêm.

Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp là nạn nhân của ‘báo động giả’ từ máy đo huyết áp điện tử. Các bác sĩ từng phải tiếp nhận bệnh nhân nhập viện cấp cứu do chỉ số huyết áp ở máy điện tử tăng nhưng khi so sánh với chỉ số ở máy chuyên dụng lại thấp hơn nhiều hoặc ngược lại.

tran-ba-hieu
‘Nhiều trường hợp, chỉ số huyết áp được máy báo cao hơn hoặc thấp hơn với chỉ số thông thường, họ sẽ tự ý điều chỉnh thuốc, không theo phác đồ điều trị của bác sĩ gây ra những tác dụng phụ, tai biến không mong muốn’

Ths. Bs Trần Bá Hiếu

Theo bác sĩ, để xảy ra hiện tượng đó, có 2 nguyên nhân, từ máy hoặc do cách đo chưa đúng.

Đặc biệt, bác sĩ nhấn mạnh, thao tác sử dụng của người bệnh có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của chỉ số huyết áp.

‘Khi đo huyết áp, người bệnh có thể nằm hoặc ngồi, băng đo huyết áp ở tay ngang với tim. Cách thức đo ở tư thế nằm hoặc tư thế ngồi, băng đo huyết áp ở tay ngang với tim.

Băng quấn cách khuỷu từ 2 – 3 cm, băng quấn áp vào tay không nên mặc áo quá chật gây cộm, cấn vòng băng đo bắp tay của bệnh nhân.

Bệnh nhân trước khi đo nên nằm ở phòng yên tĩnh, nghỉ ngơi trước đó từ 5 – 10 phút và đo tối thiểu 2 lần, lấy đơn vị trung bình giữa các lần đo’, bác sĩ Hiếu nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo bác sĩ Hiếu, để xác định máy đo huyết áp có sai số hay không, bệnh nhân nên so sánh, tham khảo với các chỉ số của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, máy nên cần được kiểm chuẩn lại bởi cơ sở chịu trách nhiệm bảo hành.

Tuy nhiên, thao tác không đúng ảnh hưởng rất nhiều tới chỉ số huyết áp

Tuy nhiên, thao tác không đúng ảnh hưởng rất nhiều tới chỉ số huyết áp

Đặc biệt, để chẩn đoán tăng huyết áp, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để dựa vào tiêu chí bản thân, nguy cơ yếu tố tim mạch và bệnh lý đi kèm để đưa về mức huyết áp khống chế và thời gian xác chẩn ở các khoảng thời gian khác nhau.

Khi đã được các bác sĩ kết luận là bị tăng huyết áp thì việc theo dõi huyết áp tại nhà nhằm phục vụ chẩn đoán người đó có bị cao huyết áp hay không hoặc để theo dõi, chăm sóc từ xa là vô cùng cần thiết và quan trọng. 

Nhất là với trường hợp bệnh nhân bị huyết áp áo choàng trắng, huyết áp ẩn dấu hoặc trường hợp huyết áp dao động nhiều trong ngày.

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO