p05gmx6m

 

Thay vì đặt mục tiêu những việc bạn cần đạt được, hãy xem xét những sai lầm mà bạn cần tránh.

Bạn có từng bị ngộp trong to-do list (danh sách những việc phải làm) của mình chưa?

Hàng đống nhiệm vụ được liệt kê và ngày một nhiều thêm theo thời gian khiến bạn có cảm giác mình không bao giờ hoàn thành được hết và không tài nào đạt được mục tiêu?

Có thể bạn đã chọn sai hướng đi cho mình? Tại sao không thử nghĩ về những việc bạn không nên làm?

Đây là chiến thuật mà doanh nhân và nhà đầu tư người Canada - Andrew Wilkinson - người đã nảy ra ý tưởng về một danh sách ‘mục tiêu không làm’ (anti-goal) đã áp dụng.

01

Andrew Wilkinson cho biết ‘mục tiêu không làm’ đã khiến cuộc sống của anh tốt đẹp hơn rất nhiều

Tư duy đảo ngược

Wilkinson nhận thấy rằng một ngày của mình (và các cộng sự) toàn những việc anh không muốn làm.

 

‘Đảo ngược’ là chiến thuật xem xét các vấn đề theo hướng ngược lại, tập trung giảm thiểu tiêu cực thay vì tối đa hóa tích cực

Anh muốn tìm cách thay đổi để làm một ngày của mình thú vị và thoải mái hơn. Vì vậy, anh đã theo hướng dẫn của Charlie Munger, cánh tay phải của nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffet, và là người đề xướng ‘phép đảo ngược’ - một chiến thuật xem xét các vấn đề theo hướng ngược lại, tập trung giảm thiểu tiêu cực thay vì tối đa hóa tích cực.

Để thực hành, Wilkinson thử tạo ra một ngày tệ nhất có thể: lịch trình kín những cuộc họp, làm việc với những người mình không thích hoặc không tin tưởng.

Sau đó anh lập danh sách các ‘mục tiêu không làm’ gồm có: không họp sáng, không lên lịch hẹn hơn 2 giờ một ngày, không làm việc với người không thích.

Các ‘mục tiêu không làm’ này đã làm cuộc sống của anh tốt hơn rất nhiều, anh chia sẻ.

‘Tôi nghĩ con người luôn cố gắng nghĩ xem mình muốn đi đâu. ‘Điều gì sẽ khiến mình vui?’ là một câu hỏi không có hồi kết. Còn xác định xem điều gì khiến bạn khổ sở thì lại đơn giản hơn nhiều.’

Không làm cái gì?

 

Không để mọi người dông dài, không họp nếu không có chương trình cụ thể, không để công việc chiếm mất khoảng trống dành cho những cái khác

Wilkinson và Munger không phải là những người duy nhất dùng ‘mục tiêu không làm’ để giảm xao nhãng và hiện thực hóa tham vọng.

Tác giả và nhà đầu tư Tim Ferriss cũng tin vào sức mạnh của not-to-do list. Vì sao ư?

‘Lý do đơn giản: Những việc bạn không làm quyết định những việc bạn có thể làm,’ anh viết.

Trong not-to-do list của anh gồm những gì?

Không để mọi người dông dài, không họp nếu không có chương trình cụ thể, không để công việc chiếm mất khoảng thời gian trống vốn dĩ dành cho những cái khác.

tim-ferriss

Tác giả Tim Ferriss là người yêu thích not-to-do list 

Angela Ceberano, người sáng lập Flourish PR - một công ty quan hệ công chúng ở Melbourne nước Úc cũng rất yêu thích not-to-do list..

Cô dùng hệ thống ký hiệu theo kiểu 'đèn tín hiệu’ để ghi danh sách những việc phải ‘dừng, bắt đầu, tiếp tục’. Chúng ta phải ngừng những việc không hiệu quả để định hướng rõ ràng hơn và đạt mục tiêu.

Vì sao not-to-do list có hiệu quả?

02

 

Nó giúp chúng ta nhìn nhận lại những 'chướng ngại vật' đình trệ công việc và cắt bớt những việc không phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.

Từ đó, nó giúp chúng ta xác định việc quan trọng cần ưu tiên và đi theo đúng phương hướng mà mình xác định.

Hãy thử lập một not-to-do list cho riêng mình và xem sự hiệu quả nhé.

Thu Trang

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO