Báo Điện tử Gia đình Mới

Lở miệng là gì, thuộc lòng những điều sau để điều trị và phòng tránh bệnh loét miệng hiệu quả

Lở miệng hay loét miệng là một trong những bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng. Dưới đây là một số thông tin về nguyên nhân, cách chữa trị bệnh lở miệng an toàn tại nhà không phải ai cũng biết.

Lở miệng là bệnh gì?

Lở miệng hay còn gọi là loét miệng, đây là tình trạng trong khoang miệng xuất hiện các vết loét nhỏ trên phần nướu, lưỡi.... Lở miệng có thể gặp ở bất cứ ai và thường gây ra các cơn đau rát, khó khăn trong ăn uống.

Ban đầu, các vết lở miệng chỉ xuất hiện như chấm nhỏ sau loét có bờ đỏ và lan rộng. Kích thước của vết loét miệng có thể dao động từ 1 - 2mm thậm chí lớn hơn. Bệnh có dấu hiệu tái phát nhiều lần.

Lở miệng hay còn gọi là loét miệng, một bệnh phổ biến gặp ở mọi đối tượng

Lở miệng hay còn gọi là loét miệng, một bệnh phổ biến gặp ở mọi đối tượng

Nguyên nhân gây lở miệng

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây nên tình trạng lở miệng là do:

- Cơ thể người bệnh thiếu hụt hàm lượng các vitamin nhất là vitamin nhóm B như B12, vitamin C cùng chất sắt

- Loét miệng cũng có thể do cơ thể thiếu cân bằng hormone hoặc mắc phải các bệnh về đường ruột

- Mắc chứng loét miệng, nhiệt miệng có thể do vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc vùng miệng bị viêm nhiễm nặng

- Lở miệng do dị ứng thức ăn, stress căng thẳng quá nhiều...

- Bệnh nhân bị lở miệng do ăn quá nhiều đồ chiên rán, uống rượu bia hoặc ăn các thức ăn cay, nóng. 

Một số triệu chứng bệnh lở miệng 

Để nhận biết bệnh lở miệng, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:

- Khoang miệng xuất hiện các nốt mụn có màu trắng, chúng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc từng chùm. Những mụn này mọc quanh môi, mép, môi má trong, lưỡi....

- Thấy đau rát, ngứa tại khoang miệng: Khi bệnh nhân mắc chứng lở miệng sẽ xuất hiện tình trạng đau rát, khó chịu hoặc ngứa râm ran.

- Ngoài ra, một trong những dấu hiệu bệnh lở miệng là đau họng, sốt nhẹ hay sưng hạch...

Bệnh lở miệng có nguy hiểm không?

Khi mắc chứng lở miệng, bạn nên cẩn thận bởi đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.  Thông thường các vết loét miệng chỉ cần uống kháng sinh hoặc điều chỉnh chế độ vệ sinh răng miệng cũng như tăng cường sức đề kháng. 

Một số trường hợp lở miệng có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ để tìm cách chữa trị phù hợp. 

Nếu bị lở loét miệng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần kèm triệu chứng: Mệt mỏi, sút cân, biếng ăn hoặc có các biến chứng tại chỗ như chảy máu hoặc nhiễm trùng thì nên đến ngay cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh kịp thời.

lo-mieng

Cách trị lở miệng nhanh nhất

- Trị lở miệng bằng bột sắn dây

Sắn dây là một trong những thực phẩm có khả năng giải nhiệt, giải độc cơ thể do gan gây ra như: Mụn nhọt, lở loét miệng. 

Nếu bị lở miệng, bạn có thể dùng bột sắn dây để điều trị bệnh nhanh chóng. Nên uống từ 1 - 2 ly nước sắn dây cùng nước sôi để nguội.

- Dùng mật ong để trị lở miệng

Không chỉ có khả năng trị nhiệt miệng, mật ong còn giúp điều trị lở miệng rất hiệu quả. Mật ong có tính kháng khuấn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời chứa nhiều nước giúp phục hồi vết thương nhanh hơn. 

Cách dùng rất đơn giản, bạn hãy bôi mật ong nguyên chất rồi bôi lên vết loét miệng rồi để khoảng vài giờ thì mới súc miệng lại.

- Trị lở miệng bằng húng chó

Lấy vài lá cây húng cho rồi cho thêm vài hạt muối để nhai nhỏ ra nhấp vài ngụm nước lạnh. Liên tiếp thực hiện từ 3 - 4 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, lá húng chó cũng giúp chữa hôi miệng nữa đấy.

- Chữa loét miệng bằng cỏ mực

Cỏ mực là một trong những loại thảo dược cầm máu và giảm nhiễm trùng rất tốt. Không chỉ vậy, bạn có thể dùng cỏ mực để trị loét miệng bằng cách giã cỏ mực rồi vắt lấy nước và hòa với một chút mật ong. Sau đó, lấy tăm bông thấm hỗn hợp bôi vào chỗ sưng đau chỉ khoảng từ 2 - 3 lần mỗi ngày.

Cách phòng tránh bệnh lở miệng 

- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin cùng khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: Vitamin C, Vitamin nhóm B, Vitamin A và kẽm để phần niêm mạc bị tổn thương được tái tạo nhanh hơn.

- Súc miệng nước muối 2 lần mỗi ngày để khử khuẩn. Nên súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh vi khuẩn gây hại.

- Hạn chế uống rượu bia, các đồ uống có ga bởi nó có thể gây ra tổn thương và làm cho vết loét nhanh hơn.

- Tránh ăn thực phẩm dễ kích ứng...

Xem thêm:

Phương Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO