Báo Điện tử Gia đình Mới

Mâm cỗ Tết Hàn thực nhiều màu, cực đẹp mắt của chị em công sở

Chị em nội trợ còn khéo léo biến tấu những nguyên liệu tự nhiên khiến bánh trôi bánh chay nhiều màu thật đẹp, bắt mắt.

Bánh trôi - bánh chay, xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Trong ngày Tết Hàn thực (3/3 Âm lịch hàng năm), người Việt dùng bánh trôi - bánh chay làm mâm cỗ cúng tổ tiên vì thế ngày này còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay".

Năm nay, ngoài những đĩa bánh trôi bánh chay truyền thống, chị em nội trợ còn khéo léo biến tấu những nguyên liệu tự nhiên khiến bánh trôi bánh chay nhiều màu thật đẹp, bắt mắt:

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Cách làm bánh trôi bánh chay tết Hàn thực đơn giản nhất tại nhà

Để làm bánh trôi dịp Tết hàn thực, trước hết bột vỏ bánh viên thành những viên nhỏ đều nhau, đường kính khoảng 2 cm. Khi dàn nên khum tay để miếng bột có độ cong, dễ ép tròn.

- Tiếp theo, bạn cắt đường phèn thành những viên vuông nhỏ. Đặt viên đường vào giữa lòng cục bột, khép mí, vo nhẹ tạo hình tròn (chỉ vo nhẹ 1 vòng, không vo nhiều khi luộc sẽ nát bánh).

- Cho nhân vào giữa viên bột nhỏ đã được nhào nặn từ trước, dùng hai bàn tay ve tròn cho kín đường. Đun nước sôi, thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc trên lửa nhỏ, khi nào bánh nổi lên là chín. Vớt bánh ra, thả vào chậu nước lạnh cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào đĩa, gạn khô nước.

-Trang trí: Rắc vừng (đã rang vàng và xát bỏ vỏ) lên trên bánh hoặc dùng một cái thìa chấm mặt đáy thìa vào vừng và chấm lên từng cái bánh cho đẹp. Có thể rắc nước hoa bưởi và một ít sợi dừa nạo lên trên sản phẩm để dậy mùi thơm.

Thành phẩm dùng khi nguội. Với bánh trôi mặn thì nhân bánh làm bằng bột đậu xanh, thêm ít gia vị mặn. Bánh trôi mặn thông thường có trong món chè thập cẩm.

Còn làm bánh chay tết Hàn thực, bạn làm theo các bước sau:

- Các bước làm bánh chay tương tự như cách làm bánh trôi nhưng bột được nặn từng viên to hơn một chút, đường kính khoảng 3 đến 3,5 cm, nhân thay đường phên bằng viên đậu xanh.

- Nhân bánh: Đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, hấp hoặc đồ chín, xúc ra đem giã nhuyễn, chừa lại một ít chưa giã để trang trí. Xào phần đậu xanh đã giã với đường, vê lại bằng cỡ nhỏ hơn viên bánh trôi kể trên một chút.

- Nước đường: Quấy bột sắn dây hoặc bột đao với nước pha đường, kèm một chút nước gừng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho bột hơi sánh lại và không bị cháy khét ở đáy nồi.

- Nguyên liệu trang trí: Tương tự như bánh trôi, có thể kèm chút đậu xanh đã hấp chín nhưng chưa giã.

Nặn bột mỏng đều ra rồi cho nhân vào giữa, vê tròn lại cho kín nhân rồi ấn bánh hơi dẹt một chút (có một số địa phương không ấn dẹt bánh ra từ trước, mà đợi khi bánh chín vớt ra sẽ cho vào từng bát, dùng thìa ấn hơi dẹt bánh). Luộc bánh trong nước sôi già, khi bánh nổi lên là đã chín. Cho bánh ra bát, múc nước đường đổ ngập bánh, rắc vừng (rang vàng, xát bỏ vỏ) hoặc rắc chút đậu xanh hấp chín lên trên, có thể thêm một ít sợi dừa nạo và nước hoa bưởi cho thơm.

- Mỗi bát bánh chay sẽ có ba viên bánh. Bạn nên chia đều bánh vào các bát trước. Chan nước cho ngập bánh, sau đó rắc đậu xanh nguyên hạt lên. Khi nào ăn rắc vừng, dừa và tinh dầu hoa bưởi vào.

Mai Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO