Báo Điện tử Gia đình Mới

Ngộ nghĩnh 9 cách bé dưới 2 tuổi nói ‘I love you’

Với trẻ dưới 2 tuổi, khi hầu hết các bé chưa nói được nhiều, cách để bé thể hiện tình cảm yêu thương, cảm giác an toàn cũng rất đa dạng. Hiểu ‘ngôn ngữ tình yêu’ của con và đáp lại đúng lúc chính là cách bạn giúp con cảm thấy: ‘Bố và mẹ luôn luôn yêu con!’

be yeu me

Hãy khám phá 9 cách ngộ nghĩnh mà bé ‘nói’ ‘I love you’, từ bắt bố mẹ đuổi theo sau cho đến việc làm mẹ giật mình vì một que kẹo mút dính nhớt…

#1 Bám dính để cha mẹ không thể rời đi

Cứ như thể mỗi khi bạn đang vội vã đi đâu đó, con bạn sẽ đột nhiên xuất hiện, đòi hỏi sự quan tâm của bạn.

Tôi nhớ lại mình đã mất cả nửa giờ để đi đếnm từng viên gạch trong sân với con trai mình. Thằng bé có thể đứng lên ngồi xuống liên tục và chỉ cho tôi từng con kiến, đòi tôi phải nhìn theo từng bước đi bước nhảy của con, rồi cười với tôi rạng rỡ.

Trẻ mới tập đi luôn sống trọn từng khoảnh khắc trong hiện tại, không hề có cảm giác về thời gian.

Vào một giây phút nào đó, con ở cùng với bạn, và không có gì tuyệt hơn điều ấy. Vì vậy, đi ra khỏi cửa hoặc đi đến bất cứ đâu đúng giờ khi đã có một đứa trẻ ở bên là một thử thách.

Điểm mấu chốt là, con thích ở bên bạn, con thưởng thức thời gian ở bên bạn và luôn có kéo dài thời gian dó bằng bất cứ cách nào có thể.

#2 Thích bố mẹ chơi trò đuổi bắt

Chạy đi với sự hân hoan và sung sướng làm một cách để trẻ biết rằng mình được độc lập, nhưng chỉ khi bé biết chắc chắn rằng bạn sẽ chạy theo.

Bé bỏ chạy, vẫy tay chào tự do, nhưng rồi dừng lại và nghĩ, ‘Chờ đã, mình cần phải chắc chắn mẹ vẫn ở đây’.

Tiến sĩ Laura Bennett-Murphy nói: ‘Trẻ dưới 2 tuổi phải tin tưởng rằng bạn sẽ có mặt ở đó trước khi chúng có thể lướt ra ngoài thế giới. Họ càng phiêu lưu, càng cần biết cha mẹ đang đợi’.

Chơi trò đuổi bắt thực sự là một cách để con bầy tỏ con yêu bạn như thế nào. Con có quyền tự do chạy nhảy, chơi đùa vì luôn có căn nhà an toàn – đó chính là mẹ, người quan trọng nhất trên thế giới.

#3 Mang theo những đồ dùng thân thuộc liên quan đến mẹ

Một vài đứa trẻ thường xuyên mang theo thú nhồi bông hoặc một cái chăn. Có những trẻ khác lại thích mang nhiều đồ vật khác nhau mỗi lần chúng rời khỏi nhà.

Những đồ vật chuyển tiếp đó khiến bé nghĩ đến mẹ và tình cảm của mẹ, đặc biệt là khi mẹ vắng mặt.

Con yêu bạn rất nhiều vì vậy con luôn muốn giữ bạn ở gần bên.

Các chuyên gia tâm lý cũng giải thích rằng những đồ vật chuyển tiếp này giúp cho con có cảm giác an toàn. Con sẽ cảm thấy mẹ vẫn đang gần bên khi nhìn vào đồ vật.

Ngay cả những người lớn cũng hay mang theo ảnh, kỷ vật gợi nhắc đến người mà họ yêu. Rõ ràng là người lớn và trẻ con không khác nhau nhiều lắm khi thể hiện tình yêu.

Với trẻ đồ ăn đâu phải chỉ để ăn

Với trẻ đồ ăn đâu phải chỉ để ăn

#4 Nghịch đồ ăn và khoe ‘chiến công’

Có vẻ như con bạn dùng nhiều thời gian để chạm, khuấy đều, ngửi, nhai rồi nhả thức ăn hơn là thưởng thức nó.

Khi con giơ cao tay với nụ cười toe toét trên mặt, bạn sẽ phải nhanh chóng né đi nếu không sẽ có rất nhiều thức ăn bị bé quệt lên người mẹ.

Đứa trẻ nào cũng xem thức ăn như là thứ để khám phá và thí nghiệm, con chia sẻ niềm vui đó với mong muốn cha mẹ cùng chơi với chúng.

Một lần, con trai tôi đã đổ toàn bộ hộp mứt dẻo Nho xuống thảm và bắt đầu nhặt một ít để ăn, ném vung vãi rất nhiều, trong khi tiếp tục đẩy phần còn lại lún xuống thảm nhiều hơn.

Con chạy đến để khoe với mẹ những điều con có thể làm, rạng rỡ vì tự hào. Cứ như thể chắc rằng tôi cũng sẽ hạnh phúc như con.

Với trẻ em, cuộc sống đầy ắp những điều khiến các con tò mò. Con yêu thích việc khoe với bạn những cái mà bé ‘khám phá’ ra.

Vì vậy, tốt nhất là hãy vui vẻ với những khám phá mới của con.

#5 Thích ôm và rúc vào người cha mẹ

Ngay khi bạn cảm thấy không thể xoay sở được với đứa con nhóc nhẽo của mình, thì bé ngả người vào lòng bạn, ôm bạn thật chặt và dựa đầu vào vai bạn,

Bé nhìn bạn với đôi mắt  long lanh và nụ cười ngọt ngào.

Dù cho trẻ dưới 2 tuổi làm nhiều việc để thể hiện sự độc lập của mình, chúng đồng thời cũng thích được xoa dịu, tiếp thêm năng lượng trong vòng tay cha mẹ.

Khi bé ôm ấp cha mẹ, hành động đó có nghĩa là ‘I love you’. Sự thể hiện tình cảm yêu thương ấy có thể là giây phút hạnh phúc nhất trong ngày của bạn.

#6 Hét lên mỗi khi bố mẹ về

Bạn đã bao giờ bước vào cửa và được chào đón bởi đứa trẻ 2 tuổi lao vào lòng, trong lúc đó bé hét lên lanh lảnh đến mức cách đó mấy nhà cũng nghe thấy?

Đó là biểu hiện rõ rệt nhất của niềm vui khi thấy bạn trở về nhà.

Trẻ con xây dựng niềm tin dần dần, mỗi khi cha mẹ nói họ đi và sẽ trở về sớm. Đó là lý do vì sao bạn không nên ‘trốn’ đi mỗi khi có việc.

Cảm xúc cốt lõi, quan trọng của mọi đứa trẻ là sự tin tưởng vào việc những người lớn trong cuộc sống của bé sẽ trở về. Tiếng hò hét đón cha mẹ chỉ là một cách khác để nói ‘I love you’.

Những lúc bên mẹ là khi con cảm thấy an toàn và hạnh phúc nhất

Những lúc bên mẹ là khi con cảm thấy an toàn và hạnh phúc nhất

#7 Làm cho mẹ ngạc nhiên vì một cái kẹo mút

Trẻ con không chia sẻ đồ ăn, trừ khi trong tình huống đặc biệt, và với người bé yêu nhất.

Bé có thể liếm vài lần cái kẹo mút dỏ chót hình trài tim, trong khi gương mặt bé lóe sáng lên niềm vui. Mặc cho những giọt kẹo rớt đầy tay, bé đưa kẹo mút cho bạn.

Bằng cách đưa cho bạn món quý giá nhất của con vào thời điểm đó – cái kẹo dính nhớt mút dở - bé thể hiện tình yêu vô tư và sự hi sinh của mình cho người bé yêu.

Bé thể hiện tình yêu bằng cách chia sẻ điều mà con yêu thích.

Trẻ cho rằng cái gì làm con hạnh phúc, cũng sẽ làm bạn hạnh phúc, vì vậy bé chia sẻ niềm hạnh phúc của mình với người mà bé thực sự yêu.

#8 Khoe các đồ thủ công, bức tranh vụng về

Trẻ 2 tuổi thích vẽ màu sáp, kết hợp những chấm, đường nét và mầu sắc ngẫu nhiên, cũng như thí nghiệm với màu nước và keo.

Khi trẻ đưa cho bạn một kiệt tác rối mù, keo dán lộn xộn trên giấy, hoặc một đồ thủ công vụng về… đó cũng là một cách để chia sẻ niềm hạnh phúc khi sáng tạo và cảm giác thành công.

Tình yêu của con thể hiện thông qua việc làm một điều gì đó đặc biệt bằng cả trái tim.

Dù cho tác phẩm cuối cùng chỉ là keo dán trên giấy, thông điệp là: ‘Con yêu bố và mẹ lắm, con làm cái này tặng 2 người’.

Bé luôn muốn đi ngủ cùng một giờ, theo cùng một cách để có cảm giác yên tâm

Bé luôn muốn đi ngủ cùng một giờ, theo cùng một cách để có cảm giác yên tâm

#9 Lặp đi lặp lại một thói quen, lịch trình

Trẻ ở tầm tuổi này thích những thói quen, lịch trình ổn định… thậm chí giống như là ‘nghi thức’: Đọc cùng một cuốn sách mỗi đêm trước khi đi ngủ, mặc cùng một chiếc áo mỗi ngày, đặt mấy con thú bông vào cùng một chỗ hằng đêm…

Bé yêu thích những lịch trình, vì bé yêu cha mẹ và cha mẹ là một phần trong những lịch trình đó

Nếu bạn đi vắng một đêm nào đó, lịch trình sẽ ‘thay mặt’ cho bạn.

Thế giới này là nơi quá rộng lớn với đứa trẻ, con chỉ có thể hiểu được nó bằng cách giữ cho mỗi thứ ở trong một trật tự nào đó, việc tuân theo lịch trình khiến cho con cảm thấy thoải mái.

Điều gì có thể đoán trước được luôn có nghĩa là an toàn và chắc chắn. Vì vậy, lịch trình sinh hoạt ổn định khiến trẻ em cảm thấy an toàn, yên tâm và tất nhiên, cảm nhận được tình yêu.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO