Báo Điện tử Gia đình Mới

Trị dứt điểm bệnh nghẹt mũi cho trẻ khi trời trở lạnh chỉ với lá trầu không

Một bà mẹ Malaysian đã áp dụng phương pháp truyền thống: dùng lá trầu không để đối phó với bệnh nghẹt mũi của trẻ nhỏ - căn bệnh số 1 gây khó chịu cho trẻ khi trời trở lạnh.

Đặc tính của lá trầu không có thể làm thuyên giảm bệnh nghẹt mũi của trẻ

Đặc tính của lá trầu không có thể làm thuyên giảm bệnh nghẹt mũi của trẻ

Nghẹt mũi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống đột ngột.

Trẻ bị ngạt mũi gây khó thở, khó ăn khó ngủ. Nếu triệu chứng này không giảm bớt, thường dẫn đến hậu quả bé bị viêm họng, ho hoặc thậm chí viêm phế quản do lúc ngủ không thở được bằng mũi, phải há miệng thở và nhiễm lạnh.

Bà mẹ Malaysia Shikin Jaiz có con nhỏ bị ngạt mũi nặng, chị đã sử dụng lá trầu không để làm giảm nhẹ chứng bệnh này của bé.

Chia sẻ của chị trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều bà mẹ.

Sau đây là cách thực hiện bài thuốc dân gian đơn giản và hiệu quả này:

. Hơ 4 – 5 lá trầu không trên cốc nước nóng, để lá trầu nóng lên đến nhiệt độ vừa phải

. Sử dụng một loại tinh dầu thoa lớp mỏng lên ngực bé

. Phủ lá trầu lên toàn bộ vùng ngực bé, giữ bé nằm ổn định như vậy 10 – 15 phút.

Kết quả thực sự đáng ngạc nhiên. Bức ảnh chị chia sẻ trên trang Facebook cá nhân cho thấy nước nhầy thoát ra khỏi mũi em bé rất nhiều.

Lúc này, mẹ chỉ cần lau sạch mũi cho bé để loại bỏ vi khuẩn và tiếp tục nhỏ mước muối sinh lý vào khoang mũi đã làm sạch.

Nguyên tắc an toàn khi dùng lá trầu không chữa bệnh cho bé

Theo y học truyền thống, lá trầu không có tính nóng, thường được dùng để chữa các bệnh như đau bụng, đau răng, đau mắt, mẩn ngứa hoặc dị ứng da.

Chính do tính nóng, lá trầu không có thể giúp cơ thể nóng lên, thúc đẩy tuần hoàn, làm giãn mao mạch và giải quyết các vấn đề tắc nghẽn.

Tuy nhiên, khi sử dụng lá trầu không chữa nghẹt mũi, các mẹ cần đặc biệt lưu ý:

. Bé dưới 1 tuổi có làn da rất mỏng manh. Vì thế, dùng dầu nóng thoa lên da bé cần phải dùng đúng loại dầu có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.

. Nhiệt độ khi hơ nóng lá trầu phải phù hợp. Không nên hơ nóng quá, sẽ làm bỏng da của trẻ. Tốt nhất, mẹ nên thử áp lá trầu vào phần cổ tay mình (nơi da mỏng) để xem nhiệt độ có vừa phải, dễ chịu không.

. Tất cả đồ vật như cốc nước nóng, chai tinh dầu… cần để ngoài tầm tay của trẻ nhỏ.

Đối với bất kỳ tình trạng sức khoẻ nào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điểm tham khảo đầu tiên của cha mẹ là bác sĩ nhi khoa.

Để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho con, cha mẹ nên tham khảo: 12 triệu chứng bệnh của trẻ cha mẹ nếu thấy nên đưa đi viện ngay.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO