Báo Điện tử Gia đình Mới

10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang cần bổ sung sắt

Thiếu sắt khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và dẫn đến hàng loạt hệ lụy cho sức khỏe. Nếu có những dấu hiệu này, chứng tỏ cơ thể bạn đang không đủ sắt

Sắt là một trong những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, dùng để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu, mang oxy đến các phần khác nhau của cơ thể.

Theo các chuyên gia, khẩu phần khuyến nghị hàng ngày (RDI) với nam giới trên 19 tuổi là 8 mg sắt mỗi ngày. Phụ nữ từ 19-50 tuổi nên tiêu thụ 18 mg sắt mỗi ngày.

Song thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là phụ nữ. Vậy những biểu hiện  nào của cơ thể cho thấy bạn bị thiếu sắt và cần bổ sung.

1. Mệt mỏi kiệt sức

met-moi

Mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến của thiếu sắt. Sắt đóng vai trò giúp cơ thể sản xuất hemoglobin vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu sắt, lượng oxy được vận chuyển đến các cơ quan không đủ, gây nên tình trạng mệt mỏi.

Khác với sự mệt mỏi do làm việc quá sức, nếu sự mệt mỏi đi kèm với cảm giác yếu ớt, bồn chồn, kém tập trung và làm việc không hiệu quả, bạn cần nghĩ đến việc bổ sung sắt.

2. Da xanh xao

Hemoglobin trong máu khiến máu có màu đỏ và nhờ đó mang lại cho bạn làn da hồng hào. Vì thế, nếu thiếu sắt dẫn đến lượng protein này thấp sẽ khiến da của bạn trở nên xanh xao, thiếu sức sống.

Nếu bên trong môi, lợi hoặc bên trong mí mắt bạn cũng trở nên nhạt màu hơn bình thường, thì rất có thể thiếu sắt chính là "thủ phạm".

3. Khó thở hoặc đau ngực

Khó thở hoặc đau ngực, đặc biệt là khi bạn đang vận động, là một triệu chứng khác của thiếu sắt.

Do hemoglobin bị hạn chế, oxy không được phân phối đầy đủ đến các cơ quan trong cơ thể, vì thế cơ thể chúng ta phải cố gắng bù đắp và tạo ra nhiều oxy hơn và từ đó gây khó thở.

4. Chóng mặt, đau đầu

chong-mat

Cơ thể bị thiếu sắt sẽ ưu tiên dành oxy cho não trước, nhưng ngay cả khi đó não vẫn không nhận được đủ oxy ở mức cần thiết khiến các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Ngoài ra, người bị thiếu sắt có thể bị chóng mặt do não thiếu oxy.

5. Tim đập nhanh

TIm đập nhanh bất thường có thể là một triệu chứng khác của thiếu sắt. Do nồng độ hemoglobin thấp khiến tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể.

Nhưng thường bạn sẽ trải qua các triệu chứng khác của tình trạng thiếu sắt trước khi có triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu bạn đã có vấn đề về tim thì rất cần kiểm tra nồng độ sắt vì thiếu sắt có thể làm cho bệnh tim nặng lên.

6. Da và tóc khô ráp

Khi da và tóc thiếu sắt, chúng trở nên khô và thô ráp. Thiếu sắt làm thiếu ferritin được biết đến là một protein cần thiết cho quá trình lưu trữ và giải phóng sắt. 

Lượng dự trữ sắt thấp khiến tóc bạn dễ gãy rụng và da thô ráp hơn.

7. Sưng hoặc đau nhức lưỡi và miệng

Ngoài việc khiến lưỡi nhợt màu, lượng sắt thấp có thể làm giảm myoglobin, một protein ở hồng cầu hỗ trợ cho sức khỏe của cơ, bao gồm cả các cơ ở lưỡi.

Nồng độ myoglobin thấp có thể làm cho lưỡi bị đau, nhẵn và sưng. Thiếu sắt cũng có thể dẫn đến khô miệng và đau đỏ ở các khóe miệng.

8. Móng tay giòn

mong-tay

Móng tay giòn là một triệu chứng ít phổ biến hơn của tình trạng thiếu sắt. Tình trạng này được gọi là koilonychia, móng sẽ trở nên mỏng bất thường và mất đi sự lồi lõm, trở nên phẳng hoặc thậm chí lõm xuống. Ở giai đoạn đầu, móng tay có thể giòn và dễ gãy. 

9. Chân bồn chồn

Nồng độ sắt trong máu giảm có thể làm giảm dopamin, ảnh hưởng đến việc dẫn truyền ở các dây thần kinh và các tổ chức cơ khiến chân trở nên bồn chồn không yên.

Khoảng 15% số người bị hội chứng chân bồn chồn do thiếu sắt. Lượng sắt càng thấp thì triệu chứng càng nặng.

10. Đau bụng và đi tiểu ra máu

dau-bung

Tan máu trong lòng mạch, một dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt, là tình trạng hồng cầu vỡ quá nhanh, quá nhiều so với mức vỡ sinh lý của hồng cầu và đời sống của hồng cầu bị ngắn lại.

Hồng cầu bị vỡ giải phóng huyết sắc tố tự do trong máu, một phần đào thải qua thận và vì thế khiến nước tiểu có màu đỏ.

Những thực phẩm cần thiết để bổ sung sắt:

  • Các loại thịt (bò, lợn, gà...), giăm bông, gan, trứng
  • Hải sản như tôm, ngao, sò, hàu, cá ngừ, cá thu...
  • Các loại rau có lá sẫm: rau chân vịt. khoai lang, bông cải xanh, củ dền, su hào...
  • Ngũ cốc và các loại bột: bột mì, ngũ cốc dạng cám, bột ngô, gạo, yến mạch, bánh mì đen
  • Dâu tây, dưa hấu, nho khô, mận, mơ, đào...
  • Đậu phụ, đậu lăng, đậu cô ve, đỗ tương, cà chua...
Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO