Báo Điện tử Gia đình Mới

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay

Bạn có thể xem rất nhiều phim ảnh về các siêu anh hùng sống sót qua những tình huống khắc nghiệt, nhưng nếu bạn định áp dụng thì phải tìm hiểu lại tính đúng sai và độ an toàn của các phương pháp này nhé.

Lầm tưởng 1: Hang đá là nơi hoàn hảo để đốt lửa

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 0

Hang đá có vẻ là nơi an toàn và lãng mạn... Nhưng lửa và nhiệt độ cao có thể làm nóng đá, khiến đá giãn nở. Điều này có thể khiến đá rơi xuống đầu bạn, 

Bạn nên đốt lửa ở ngoài trời, nơi không gian mở.

Lầm tưởng 2: Bạn có thể ăn cá sống vừa bắt được, người ta vẫn ăn sushi mà

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 1

Một điều mà phim ảnh không cho chúng ta thấy chính là nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn khi ăn cá sống.

Vì trong môi trường hoang dã không có phương tiện sơ cấp cứu cần thiết, vậy nên đừng mạo hiểm tính mạng - hãy nấu chín trước khi ăn. Tương tự với các loại thịt khác cũng vậy.

Lầm tưởng 3: Bạn có thể ném lựu đạn mà không tạo ra tiếng động

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 2

Thực tế, khi bạn kích hoạt lựu đạn, kim hỏa bên trong quả lựu đạn đã tạo ra tiếng động rồi. Do đó bạn cần ném lựu đạn nhanh chóng ngay sau khi rút kíp nổ - không chỉ vì nó sắp phát nổ mà còn bởi kim hỏa - nó thậm chí có thể nổ tay bạn. 

Lầm tưởng 4: Cầm máu bằng ga-rô trong mọi trường hợp

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 3

Ga-rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. 

Khi quyết định làm ga-rô, người làm cấp cứu cần ý thức được rằng việc này có thể dẫn tới cắt cụt phần chi ở dưới garô, vì đoạn chi này sẽ chết hoàn toàn nếu bị thiếu máu nuôi quá 60-90 phút. 

Ví dụ, bạn có thể cầm máu bằng cách nâng cao vùng bị tổn thương để giảm áp lực máu tới vùng này hoặc dùng ngón tay ép lên mạch máu,...

Chỉ đặt garô trong các trường hợp sau đây: chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn; khi phải lựa chọn giữa sự sống còn và chi; đặt ga-rô ở nơi xảy ra tai nạn, nhưng gần một bệnh viện, thời gian vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện dưới một giờ; đặt tạm thời trong một thời gian ngắn để chuẩn bị mổ.

Lầm tưởng 5: Bạn có thể xem chương trình TV về sinh tồn nơi hoang dã để chuẩn bị cho tình huống thực tế

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 4

Đừng quên rằng các chương trình TV thì có cả đội ngũ ngoài màn ảnh. Họ có cả một đội cứu hộ đi theo và sẵn sàng làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó còn có đạo diễn, biên kịch chỉnh sửa các đoạn phim khiến mọi cảnh quay đẹp đẽ hơn đời thực. Nhưng trong thực tế mọi chuyện lại hoàn toàn khác.

Lầm tưởng 6: Nước đun sôi là nước uống an toàn 100% 

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 5

Đun sôi nước chỉ giết chết các vi khuẩn nhưng không thể lọc sạch nước khỏi các chất gây hại. Ví dụ dù bạn đun sôi nước bùn bao lâu thì nó vẫn không đủ an toàn để uống.

Trước khi đun nước, bạn cần lọc nước bằng một tấm vải sạch và đợi cho phần bụi đất lắng xuống.

Lầm tưởng 7: Khi bị lạc, cứ đi dọc theo con sông, sớm muộn cũng sẽ tìm thấy người

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 6

Quả thực có những người định cư gần các con sông vì họ cần nước, nhưng bạn có thể phải mất hàng tuần mới tìm được nơi có người ở. Còn bạn thì điều cần nhất chính là giữ ấm và an toàn cho bản thân.

Do đó, nguyên tắc đầu tiên khi đi lạc chính là ở yên tại chỗ, nếu các bạn không tìm được đường ra và chắc chắn mọi người sẽ phát hiện ra được sự mất tích của các bạn và sẽ tổ chức tìm kiếm.

Điều này rất cần thiết cho các bạn, vì nó hạn chế sự tiêu hao sức lực, năng lượng ... trong khi các bạn đang thiếu thốn thực phẩm và có thể bị tổn thương.

Lầm tưởng 8: Quần áo ướt còn hơn không có

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 7

Không phải lúc nào cũng vậy. Chẳng hạn khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ và bạn mặc quần áo ướt, nó sẽ khiến bạn càng lạnh hơn. Phải cần rất nhiều thời gian và năng lượng để làm ấm nước. 

Kết quả là thân nhiệt bị hao phí để làm ấm quần áo ướt thay vì làm ấm các cơ quan trong cơ thể.

Lầm tưởng 9: Điều đần tiên cần làm khi ở sa mạc là tìm nguồn nước

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 8

Không phải vậy. Đầu tiên, bạn cần tìm bóng râm và đợi đến khi trời tối thay vì phung phí lượng nước còn lại trong cơ thể.

Hãy tìm và ngồi trong bóng râm, có thể ngồi trên cây hoặc lót gì đó bên dưới thay vì tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nóng bỏng. 

Khi trời tối, bạn có thể bắt đầu đi tìm nước, khách sạn, sóng Wi-Fi,...

Lầm tưởng 10: Bạn nên tiết kiệm nước cho lúc sau

10 lầm tưởng 'sai bét' mà phim ảnh vẫn đang 'nhồi sọ' chúng ta bấy lâu nay 9

Khi bạn khát nước, bạn cần làm mát cơ thể, ngồi trong bóng râm và uống nước. Nếu tiếp xúc với ánh nắng quá lâu và thiếu nước, bạn có thể bị sốc nhiệt và thậm chí là mất nhận thức.

Điều trớ trêu khi đó chính là bạn vẫn còn nước uống nhưng lại không còn sức để uống nữa.

Bạn có từng phát hiện chi tiết sai lầm nào về sinh tồn nơi hoang dã ở các bộ phim yêu thích? Hãy cùng chia sẻ dưới phần bình luận nhé.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO