Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

10 loại cây hút khí độc, tiêu diệt nấm mốc cực tốt nhất định nên trồng trong nhà mùa này

Cây hương đào, nguyệt quế, lan tây, trầu bà, thường xuân, lưỡi hổ, nha đam... là những loại cây vừa đẹp vừa dễ trồng, không chỉ giúp hút độ ẩm mà còn điều hòa không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà.

1. Cây hương đào

Cây hương đào là biểu tượng của hòa bình và niềm vui. Đây là một trong những loài cây bạn nên trồng trong nhà vì không chỉ làm mát nhà cửa mà còn giúp diệt khuẩn trong không khí bằng cách tiết ra chất kháng khuẩn từ lá và hoa, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong không khí.

2. Cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế được coi là biểu tượng của vinh quang, chiến thắng và uy quyền. Loài cây này giúp hấp thụ độ ẩm không khí, tạo ra một môi trường khô thoáng, dễ chịu trong nhà. Cây nguyệt quế có nguồn gốc tự nhiên ở vùng cận nhiệt đới và là cây ưa không khí ẩm ướt, nửa bóng, nên cần được cung cấp nhiều nước.

3. Cây trầu bà

Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Cây trầu bà thích hợp trồng trang trí trong văn phòng, nhà hàng, khách sạn, tại nhà hoặc môi trường có nhiều tiếng ồn.

cay hut am giadinhmoi

4. Cây chanh tây

Cây chanh tây cũng là cây nên được gia chủ lựa chọn để trồng trong nhà. Bởi không chỉ cây chanh tây nở hoa thơm mát, dễ chịu, đồng thời cây này cũng giúp hấp thụ độ ẩm không khí và đặc biệt là cây chanh tây có khả năng khử mùi phòng bếp. Cây chanh tây rất ưa ánh sáng và cần được tưới nước thường xuyên. Theo phong thủy, cây chanh tây cũng có ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc.

Cây chanh tây rất ưa ánh sáng và cần được tưới nước thường xuyên.

5. Cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh phát triển rất nhanh tại những vùng có không khí ẩm ướt vì lá cọ thường hấp thụ độ ẩm rất tốt. Cây cọ cũng giúp làm sạch không khí trong nhà một cách hiệu quả. Đây là loại cây rất dễ chăm sóc, không ưa sáng và cần được tưới nước đều đặn.

6. Cây lan ý

Cây lan ý còn được gọi là cây bạch môn hay vĩ hoa trắng, tượng trưng cho “niềm hạnh phúc của người phụ nữ”.

Cây lan ý không chỉ giúp hút độ ẩm mà còn điều hòa không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà. Cây lan ý phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 18 độ C.

7. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn gọi là lưỡi cọp, có khả năng hấp thụ các khí độc lơ lửng trong không khí như nitrogen oxide, formaldehyde. Đặt cây này phòng của bạn, không gian luôn thoáng mát, giảm căng thẳng. Trong phong thủy, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh cá nhân, biểu tượng cho sự mạnh mẽ của loài hổ. Ngoài ra còn chống tà khí, đẩy lùi điều xấu, mang lại yên bình và may mắn cho gia đình.

8. Cây thường xuân

Loại cây dây leo này phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt.

Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.

9. Cây nha đam (lô hội)

Đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Nha đam nổi tiếng nhất với khả năng làm lành vết thương. Gel trong lá cây này có thể làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm sạch không khí trong nhà. Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde, aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit. Cây mọc tốt khi có nắng, vì vậy hãy để nơi cửa sổ có nắng chiếu tới.

10. Cây mẫu tử

Mẫu tử là loài cây phân bố rộng rãi từ châu Phi đến châu Mỹ, du nhập vào Việt Nam và được ưa chuộng bởi hình dáng lạ, thân chồi mập mạp, phiến lá dẹt màu xanh nhạt, bóng và cong xuống. Cây sống lâu năm, có khả năng loại bỏ các khí độc như Carbon monoxide, Xylene, Formaldehyde,... thích hợp đặt gần bình gas - nơi có carbon monoxide tích tụ.

Mai Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO