Báo Điện tử Gia đình Mới

10 nguyên tắc mẹ cần nhớ để bảo vệ con khỏi chứng đột tử sơ sinh khi trời trở lạnh

SISD – Viết tắt của cụm từ ‘Sudden infant death syndrome’ - Hội chứng trẻ sơ sinh đột ngột tử vong là mối lo lắng của nhiều bà mẹ. SIDS thường xảy ra vào mùa đông, có xu hướng tăng trong những tháng lạnh nhất.

Trẻ sơ sinh từ 2 - 4 tháng tuổi có nguy cơ mắc SIDS cao hơn so với các trẻ lớn

Trẻ sơ sinh từ 2 - 4 tháng tuổi có nguy cơ mắc SIDS cao hơn so với các trẻ lớn

Điều gây hoang mang nhất của hội chứng này là không ai, kể cả các bác sĩ, có thể chỉ ra nguyên nhân cụ thể tại sao SIDS xảy ra.

Các bác sĩ chỉ có thể đưa ra những tình huống được coi là nguy cơ cao gây SIDS và cách để các mẹ bảo vệ con khỏi hội chứng này.

Nạn nhân của SIDS là những đứa trẻ, khi được cho đi ngủ thì rất khỏe mạnh, nhưng sau đó bé không bao giờ tỉnh dậy nữa.

SIDS diễn ra một cách thầm lặng và không có lý do rõ ràng. Một đứa con hoàn toàn khỏe mạnh, sinh động bỗng đột ngột qua đời như vậy thực sự là cơn ác mộng với bất cứ cha mẹ nào.

SIDS còn được gọi là ‘Hội chứng đột tử trong nôi’ (cot death). Tuy nhiên, không phải những bé nằm nôi hay cũi thì mới mắc phải hội chứng này. SIDS có thể ảnh hưởng tới trẻ ngủ ở bất cứ vị trí nào.

Sau đây là những thông tin cơ bản về tình huống có thể xảy ra SIDS:

. Hầu hết những trẻ tử vong do SIDS nằm trong độ tuổi từ 2 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn hơn 1 tuổi cũng có thể mắc phải hội chứng này.

. Bé trai tử vong vì SIDS nhiều hơn so với bé gái.

. SIDS thường xảy ra vào mùa đông, có xu hướng tăng mạnh trong những tháng lạnh nhất.

. Trẻ sinh non, trẻ sinh thiếu cân và các bé bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá có nguy cơ đột tử trong nôi cao hơn.

. Một cặp sinh đôi sẽ có nguy cơ cao các bé sinh thường với SIDS. Nguyên nhân chủ yếu là do bé sinh đôi thường thiếu cân hơn so với thông thường.

. Khoảng cách giữa các lần sinh con của mẹ cũng liên quan đến SIDS: khoảng cách giữa các lần sinh càng gần thì con càng có nguy cơ cao với SIDS.

Sau đây là những nguyên tắc an toàn các bậc cha mẹ cần nhớ để giảm thiểu nguy cơ đánh mất con mình vì hội chứng này:

1. Luôn luôn giữ cho con nằm ngửa.

2. Không để chăn hoặc đồ chơi trong giường, cũi. Chỉ sử dụng chăn, loại vải cotton dễ thở.

3. Dùng các loại giường, cũi chắc chắn, các loại chiếu, nệm được buộc chặt.

4. Đảm bảo trong phòng ngủ có không khí trong lành. Phòng ngủ phải mát mẻ, nhưng không quá lạnh. Ngược lại, phòng quá ấm và ngột khiến trẻ khó thở.

Giữ nhà không có khói thuốc lá và các loại khói khác, mùi hôi.

5. Cẩn thận với các loại gối chèn, gối kê dành cho trẻ. Một cảnh báo của Cục Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ về sản phẩm này được công bố gần đây: Gối chống lăn khiến trẻ sơ sinh tử vong vì ngạt thở như thế nào?

6. Không nên ngủ chung giường với trẻ. Cha mẹ nên ngủ chung phòng chứ không nên chung giường với con.

7. Cho trẻ ngủ trên ghế bành là không an toàn. Trẻ dễ bị ngộp thở hoặc bị lọt vào giữa đệm ghế, thậm chí bị ngạt do có người lớn cũng ngủ cùng ở vị trí này.

8. Núm vú giả giúp xoa dịu bé, giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Đồng thời núm vú giả giúp cho hơi thở của trẻ thường xuyên hơn và nhất quán. Đây là một điều tốt để phòng tránh SIDS.

Để tránh siết cổ bé, không treo núm vú giả xung quanh cổ hoặc kẹp chúng vào quần áo bé lúc bé đang ngủ.

9. Mẹ không nên hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất gây nghiện trong thời kỳ mang thai.

10. Nuôi con bằng sữa mẹ, nếu có thể. Bú mẹ ít nhất 6 tháng làm giảm nguy cơ SIDS.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO