Báo Điện tử Gia đình Mới

10 phép lịch sự đặc trưng đáng học tập của người Nhật

Người Nhật vốn nổi tiếng lịch sự trong cách ứng xử và điều đó được thể hiện qua những biểu hiện nhỏ mà tinh tế, rất đáng học tập.

phep-lich-su-cua-nguoi-nhat

Với người Nhật, phép ứng xử giúp mọi chuyện suôn sẻ, tránh được những va chạm không đáng có.

Gia Đình Mới gửi tới độc giả 10 phép lịch sự mà bạn tuyệt đối cần áp dụng khi đến thăm Nhật Bản hoặc gặp gỡ những người bạn, đối tác Nhật.

1. Rót rượu mời người khác

Empty

Trong những buổi liên hoan với đồng nghiệp, bạn cần lịch sự rót rượu mời người khác và để họ rót rượu cho mình.

Tự rót rượu được coi là hành động ích kỷ và tham lam, thậm chí khó gần – điều không ai mong muốn bị hiểu lầm trong một bữa tiệc.

Khi rót rượu, nên nhớ rót theo thứ tự từ cao xuống thấp.

2. Dùng cả bàn tay để chỉ

Khi muốn chỉ hướng, địa điểm hoặc con người, người Nhật thường dùng cả bàn tay để chỉ chứ không dùng ngón trỏ.

Tuy nhiên, khi ám chỉ bản thân, bạn có thể dùng ngón này - có điều người Nhật chỉ tay vào mũi chứ không chỉ vào ngực để nói từ ‘tôi’.

3. Đứng đúng bên khi đi thang máy

Một thang máy ở Tokyo

Một thang máy ở Tokyo

Khi đi thang máy ở khu vực Kanto, trong đó có Tokyo, những ai không vội, không có nhu cầu chạy cầu thang có thể đứng bên trái.

Ngược lại, ở vùng Kansai, bao gồm Osaka và Kyoto, đừng quên đứng bên phải.

Bạn nên chú ý biển báo hoặc bắt chước những người dùng thang máy khác để tránh không đứng sai bên và cản trở những người đang vội.

Vùng Kanto bao gồm bảy tỉnh: Gunma, Tochigi, Ibaraki, Saitama, Tokyo, Chiba, và Kanagawa. 

Vùng Kansai (Kinki) gồm có 7 tỉnh Nara, Wakayama, Mie, Kyoto, Osaka, Hyogo, và Shiga. 

4. Giữ trật tự khi sử dụng phương tiện công cộng

Empty

Phần lớn những người sử dụng phương tiện công cộng đều đọc sách, nghỉ ngơi hoặc tập trung suy nghĩ trước khi đến địa điểm tiếp theo, vì vậy nếu bạn làm ồn sẽ được coi là vô cùng bất lịch sự.

Nếu bạn cần gọi điện, chú ý hạ thấp giọng hoặc tìm khu vực dành riêng cho việc này.

5. Xì mũi ở nơi riêng tư

Xì mũi ở nơi công cộng là điều rất nhiều người tránh – nó được coi là một hành động phản cảm và dễ lây truyền các loại vi khuẩn.

Thay vào đó, bạn có thể hắt xì hơi nhẹ nhàng nhất có thể và tìm chỗ riêng tư, kín đáo để xì mũi.

6. Tắm sạch trước khi vào bồn khoáng nóng

Các suối nước nóng (onsen) hoặc nhà tắm công cộng (sento) đều có một khu vực riêng để tắm trước khi ngâm mình trong bồn.

Kì cọ kỹ bằng xà phòng trước bước vào bồn tắm là bước bắt buộc, nếu không bạn sẽ bị coi là bất lịch sự.

7. Chỉ đi tất lên tấm nệm tatami

Cách để dép đi trong nhà đúng

Cách để dép đi trong nhà đúng

Tatami là tấm đệm lông trải sàn truyền thống của Nhật, hiện vẫn được sử dụng ở các ryokan (nhà trọ kiểu Nhật), nhà hàng truyền thống, quán trà, v.v.

Đệm tatami - Nguồn: theculturetrip.com

Đệm tatami - Nguồn: theculturetrip.com

Bạn chỉ được đi tất lên tatami vì dép đi trong nhà sẽ làm nó nhanh hỏng. Nguyên tắc là đi dép trên gỗ và bỏ dép ra khi bước lên tatami.

8. Hút thuốc đúng nơi quy định

Empty

Ở Tokyo và nhiều thành phố lớn khác, vừa đi vừa hút thuốc bị cấm ở hầu hết các khu vực vì có thể bạn sẽ khiến ai đó bị bỏng. Hơn nữa, phần lớn mọi người cảm thấy rất khó chịu khi bị phả khói thuốc vào mặt.  

Trước khi đốt thuốc, hãy tìm một khu vực dành riêng cho người hút thuốc. Những khu vực này rất phổ biến, nhất là ở bên ngoài các nhà ga đông đúc, cạnh máy bán thuốc lá, v.v.

9. Không vừa đi vừa ăn

Empty

Phần lớn người Nhật ác cảm với việc vừa đi vừa ăn – họ cho rằng đó là một hành động thể hiện sự luộm thuộm.

Vì vậy, khi bạn mua một món ăn vặt đường phố nào đó, hãy tìm một chỗ ngồi hoặc chỉ đơn giản là tránh lối đi của mọi người để thưởng thức món ăn của mình.

Đồ uống cũng tương tự như vậy.

10. Chỉ dùng khăn ướt để lau tay

Empty

Oshibori là những chiếc khăn ướt nóng, nhỏ được đặt trên bàn ăn ở các nhà hàng để khách lau tay trước khi dùng bữa.

Người nước ngoài thường có xu hướng sử dụng nó để lau tay và miệng trong suốt bữa ăn, tuy nhiên nếu muốn thể hiện sự lịch sự, bạn chỉ nên dùng nó một lần và gập lại, đặt vào chiếc đĩa như ban đầu.

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO