Báo Điện tử Gia đình Mới

10 tình huống dù bạn muốn cũng không nên xin lỗi

Có nhiều người thường nói xin lỗi ngay cả khi không làm gì sai vì thói quen lịch sự. Tuy nhiên lời xin lỗi tưởng như có thể khiến tình huống tốt hơn song đôi khi lại phản tác dụng.

Dưới đây là 10 tình huống bạn không bao giờ nên nói xin lỗi

Khi nói về tình trạng hôn nhân của bạn

10 tình huống dù bạn muốn cũng không nên xin lỗi 0

Nhiều người khi được hỏi về tình trạng hôn nhân thường giải thích với một thái độ như xin lỗi, ngay cả khi với người lạ.

Đó là bởi chúng ta thường cảm thấy tội lỗi vì không sống theo những chuẩn mực xã hội.

Việc bạn muốn kết hôn hay có con hoàn toàn là lựa chọn của bạn, không phải việc của người khác. Thay vì xin lỗi mọi người, hãy chú ý cảm xúc của bạn khi làm điều đó.

Đừng lạm dụng câu "xin lỗi" vì nó có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn.

Khi bạn theo đuổi đam mê

Những người mới bắt đầu theo đuổi đam mê có thể không kiếm được nhiều tiền, và nhiều người cho rằng đó là hành động không thông minh.

Khi người khác nói với họ về vấn đề này, họ có thể bắt đầu lo lắng và xấu hổ. Để chấm dứt chủ đề, họ sẽ sẵn sàng nói xin lỗi thay vì bảo vệ quan điểm của mình.

Tuy nhiên lời xin lỗi không cần thiết chẳng khác nào một lời nịnh nọt. Bạn chỉ nghĩ rằng làm vậy là quan tâm cảm xúc của người khác và là cách chấm dứt chủ đề.

Nhưng khi bạn làm như vậy, người khác sẽ nghĩ bạn thiếu tự tin. Họ sẽ cho rằng bạn không đủ tin tưởng vào những ý tưởng của bản thân để phản biện với họ.

Khi người khác kỳ vọng quá cao

10 tình huống dù bạn muốn cũng không nên xin lỗi 1

Nhiều người nói xin lỗi để tránh xảy ra mâu thuẫn, tuy nhiên nguyên nhân mâu thuẫn là do người khác đặt kỳ vọng quá cao.

Trong trường hợp này, lời xin lỗi có thể giúp bạn tránh mâu thuẫn, nhưng lại tác động tiêu cực đến cảm xúc của bạn. Bạn hoàn toàn có thể không cần nói xin lỗi, như vậy cũng không có gì xấu.

Thực tế, từ chối xin lỗi còn có thể nâng cao lòng tự trọng. Ví dụ khi ai đó nói với bạn "Tôi cứ nghĩa bạn sẽ làm việc đó", bạn không nên xin lỗi và không cần thấy áy náy khi không đáp ứng kỳ vọng, tiêu chuẩn của đối phương. 

Khi bạn không biết điều gì

Rất nhiều người thường xin lỗi vì thiếu hiểu biết về vấn đề nào đó để tránh cảm giác ngượng ngùng. Tuy nhiên không biết điều gì đó là chuyện hoàn toàn bình thường.

Bạn không cần xấu hổ khi không biết điều gì, người đáng xấu hổ là người không biết nhưng luôn tỏ ra cái gì cũng giỏi.

Khi bạn nói sự thật

10 tình huống dù bạn muốn cũng không nên xin lỗi 2

Chúng ta thường xin lỗi khi phải nói thẳng nói thật, dù đó là việc cần phải làm. Chúng ta muốn nói toàn bộ sự thật nhưng lại sợ áy náy vì khiến người nghe mất lòng, vậy nên chúng ta xin lỗi trước khi nói. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có can đảm để nói sự thật. Nếu bạn vẫn cảm thấy không thoải mái và bạn muốn nói xin lỗi, thì hãy giải thích rằng đó là vì bạn cảm thông với người ấy chứ không phải vì bạn làm gì sai. Điều này rất cần thiết đối với lòng tự trọng của bạn.

Khi bạn bộc lộ cảm xúc

Phụ nữ thường xin lỗi nhiều hơn đàn ông trong trường hợp này. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ nhạy cảm hơn với những hành vi xúc phạm, do đó họ thường cảm thấy phải nói xin lỗi trong những tình huống hằng ngày.

Madeleine Burry, một nhà văn ở New York, đã thực hiện một cuộc thử nghiệm. Cô đã ngừng nói xin lõi trong một tuần. Việc này khá khó khăn với cô, khiến cô luôn phải nghĩ mình thực sự muốn nói gì với người khác.

"Thông thường khi tôi nói xin lỗi, tôi không cảm thấy áy náy mà chỉ là mặc định. Lời xin lỗi đã trở thành filler word (từ thừa vô nghĩa chỉ để lấp khoảng trống khi giao tiếp)."

Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ

10 tình huống dù bạn muốn cũng không nên xin lỗi 3

Nhiều người coi lời xin lỗi là phép lịch sự, do đó họ luôn xin lỗi trước mỗi câu nói. Họ cảm thấy rằng khi nhờ vả ai việc gì thì cần xin lỗi vì làm mất thời gian của người ta.

Tuy nhiên thay vì nói xin lỗi, bạn nên nói "Bạn có thể / Bạn vui lòng...". Mooje mẹo khác cho những người thích nói xin lỗi là hãy thay thế bằng "cảm ơn", đâu là từ ngữ có sức mạnh thay đổi tình huống.

Khi người khác mắc lỗi

Có những người quá lịch thiệp sẽ rơi vào tình huống này: Họ xin lỗi shipper vì anh ta không tìm được địa chỉ nhà và khi đến nơi thi đồ ăn đã nguội lạnh. Đôi khi họ coi lời xin lỗi là cách tự vệ và nhắc nhở đối phương cần xin lỗi họ.

Tuy nhiên các nhà tâm lý học khuyên rằng, bạn nên tự hỏi mình có thực sự làm gì sai hay không. Hãy xác định lý do khiến bạn muốn nói xin lỗi. Nếu nguyên nhân là người khác mắc lỗi, bạn cần thay thế câu xin lỗi bằng lời phàn nàn, bày tỏ quan điểm của bạn.

Khi nói về quá khứ của bạn

10 tình huống dù bạn muốn cũng không nên xin lỗi 4

Khi người khác nhắc lại sai lầm trong quá khứ của bạn, bạn có thể cảm thấy áy náy thêm lần nữa. Nếu bạn vẫn thấy xấu hổ vì những sai lầm "xưa xửa xừa xưa", điều đó có nghĩa là bạn vẫn chưa vượt qua được nó và chưa tha thứ cho bản thân.

Ai cũng có những khoảnh khắc muốn xóa bỏ ký ức vì những lầm lỗi trong quá khứ. Tuy nhiên bạn không cần xin lỗi với những việc không thể thay đổi. Bạn hãy tha thứ cho bản thân và lời xin lỗi sẽ ở lại cùng quá khứ.

Khi bạn không muốn nói chuyện

Xin lỗi người bạn không muốn gặp là cách chúng ta cảm thông với đối phương và cố gắng để họ bớt tổn thương.

Tuy nhiên xin lỗi có nghĩa là bạn nhận lỗi về mình. Lời xin lỗi chỉ tốt khi bạn dùng đúng thời điểm.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO