Báo Điện tử Gia đình Mới

12 câu nói tưởng vô nghĩa nhưng lại gây tổn thương cho con mà cha mẹ vẫn thường hay nói

Dưới đây là những câu nói tưởng chừng như rất vô nghĩa nhưng lại khiến con trẻ tổn thương mà cha mẹ vẫn rất thường hay nói mà không để ý.

 Mẹ tự hào về con/con giỏi lắm

Trong nhiều trường hợp bố vẫn hay thường dùng con giỏi lắm để khen con. Tuy nhiên bố mẹ lưu ý nên tránh dùng lời khen này vì nó quá là chung chung. Nhiều khi nó sẽ trở nên vô nghĩa với trẻ và có thể khiến trẻ trở nên ngạo mạn vì tự nghĩ rằng mình xuất chúng. 

12 câu nói tưởng vô nghĩa nhưng lại gây tổn thương cho con mà cha mẹ vẫn thường hay nói 0

Thay vì nói câu trên, hãy ngợi khen hành động cụ thể của trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ tự nhận xét về mình và biết tự hào về những việc mình đã làm được. Hãy nói: “Con chắc hẳn tự hào về thành tích của mình lắm” hoặc “Con hoàn thành bài tập đó rất nhanh”.

Con cứ chờ đấy, khi nào bố về bố sẽ phạt con

Người mẹ thường muốn đưa hình tượng người bố ra để dọa nạt cho trẻ sợ với mong muốn trẻ sẽ dừng ngay hành động chưa phù hợp của trẻ lại. Thế nhưng câu nói này thường lại không giúp ích được gì, bởi thông thường đến khi bố trở về trẻ sẽ quên ngay việc trẻ từng làm sai trước đó. 

Hơn nữa, việc lôi bố hoặc mẹ ra dọa trẻ khiến bạn mất uy trong mắt đứa trẻ. Hãy tự mình giải quyết vấn đề, cố gắng giải thích cho trẻ tại sao bạn lại không hài lòng với hành vi đó của trẻ. Nên nói: “Con đừng làm như vậy thêm lần nào nữa. Mẹ cảm thấy phiền lòng vì…”

Ngày hôm nay con đi học thế nào?

“Hôm nay con đi học thế nào”, “ngày hôm nay thế nào” đều là những câu hỏi tối nghĩa, không kích thích trẻ trả lời. Nếu trẻ có trả lời, cùng lắm câu trả lời đó chỉ vỏn vẹn 2-3 từ.

12 câu nói tưởng vô nghĩa nhưng lại gây tổn thương cho con mà cha mẹ vẫn thường hay nói 1

Nếu thực sự quan tâm đến một ngày của con, hãy hỏi cụ thể hơn để kích thích trẻ trả lời một cách chi tiết. Ví dụ: “Điều gì con thấy tuyệt vời nhất trong ngày hôm nay?”

Nhanh lên

Khi muốn trẻ làm việc gì đó nhanh hơn, bố mẹ thường luôn miệng thúc giục, ra lệnh, dọa chúng nếu không nhanh sẽ bị trễ hoặc bị gì đó. Tuy nhiên cách này không hiệu quả.

Bạn sẽ thấy dường như chúng cố tình chậm chạp hơn để trêu tức bạn. Vì vậy thay vì nói “nhanh lên”, hãy nói “hai mẹ con mình cùng nhanh tay/ nhanh chân hơn nào” hoặc “cùng xem mẹ hay con ai đi giày trước nhé”.

Đi ra chỗ khác. Để cho mẹ yên

Nếu bố mẹ thường nói câu trên, trẻ dần sẽ hình thành suy nghĩ “đừng hỏi hay nói chuyện với bố mẹ, vì bố mẹ luôn bận và không bao giờ trả lời đâu”. Điều này thực sự nguy hiểm, bởi bố mẹ sẽ gặp khó khăn trong quá trình nuôi dạy trẻ khi trẻ không còn muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với bố mẹ.

12 câu nói tưởng vô nghĩa nhưng lại gây tổn thương cho con mà cha mẹ vẫn thường hay nói 2

Vì thế, luôn nhớ dù đang bận rộn hay mệt mỏi mà trẻ muốn hỏi gì đó, hãy bình tĩnh hỏi lại con: “Con có chuyện gì thế” hoặc “Con chờ mẹ vài phút rồi nói được không”.

Mẹ quá xấu hổ vì con

Đứa trẻ quá nhỏ để thực sự hiểu xấu hổ là gì. Câu nói này không giúp trẻ hiểu tại sao việc trẻ đang làm lại là sai trái. Hơn nữa, việc thường xuyên bị chê bai mà không hiểu nguyên do, khiến trẻ trở nên hung hãn hơn.

Vì thế hãy cố gắng giải thích cho trẻ về hành vi sai trái và giúp trẻ tránh vi phạm lần sau. Hãy nói với trẻ rằng “việc con làm khiến mẹ buồn bởi vì…”.

Im ngay đi. Đừng khóc nữa

Khóc là cảm xúc tự nhiên mà ai ai cũng có, với trẻ cũng vậy. Khi ra lệnh trẻ phải nín khóc ngay lập tức, bố mẹ đang từ chối cảm xúc của trẻ và khiến trẻ cảm thấy cảm xúc là điều không quan trọng.

12 câu nói tưởng vô nghĩa nhưng lại gây tổn thương cho con mà cha mẹ vẫn thường hay nói 3

Thay vì nói vậy bố mẹ hãy nói “chuyện gì xảy ra với con vậy”, “điều gì khiến con khóc”, hoặc đơn giản là không nói gì cả và ôm trẻ vào lòng.

Không việc gì phải sợ

Bố mẹ nói câu này vì muốn trấn an nỗi sợ trong trẻ nhưng thực tế trẻ càng thấy bất an hơn. Hãy bày tỏ sự cảm thông với nỗi sợ của trẻ và nói như sau: “Bố mẹ biết con đang sợ hãi, nhưng có bố mẹ ở đây rồi”.

Mẹ nói rồi đấy nhé

Câu này chỉ mang tính chất dọa nạt trẻ, không đưa ra chỉ dẫn và cho trẻ biết tại sao trẻ phải dừng làm điều gì đó. Câu nói này cũng khiến trẻ cảm thấy trẻ không có quyền gì hết và luôn bị bố mẹ kiểm soát mọi thứ. Hãy nói rõ ràng hơn, ví dụ như: “Đã đến giờ tắt ti vi và ngồi vào bàn học rồi con”.

Ở tầm tuổi con, bố/ mẹ làm được điều này rồi

12 câu nói tưởng vô nghĩa nhưng lại gây tổn thương cho con mà cha mẹ vẫn thường hay nói 4

Câu so sánh này không khôn ngoan chút nào, không có tác dụng khích lệ trẻ mà chỉ khiến trẻ thấy mình kém cỏi. Thay vì thế hãy cố gắng dạy trẻ những điều trẻ chưa biết. Có thể nói: “Để mẹ dạy con cách làm nhé”.

Mẹ thất vọng vì con

Câu nói này chỉ khiến trẻ càng cảm thấy tồi tệ khi không đáp ứng kỳ vọng của bố mẹ. Hãy cố gắng mô tả chi tiết cảm xúc của bạn, lý do vì sao mà tránh dùng từ “thất vọng”. Có thể nói: “Việc còn làm khiến mẹ buồn bởi vì…”.

Minh Khuê/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO