Báo Điện tử Gia đình Mới

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn

Những bức ảnh đầy ấn tượng giúp chúng ta nhìn lại và hiểu hơn về các giai đoạn lịch sử.

1. Một bài kiểm tra sức khỏe thông thường trên tàu vũ trụ, 1973

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 0

2. Thế vận hội Olympic ở Tokyo, 1964

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 1

3. Một người phụ nữ Pháp trẻ tuổi bị cạo tóc. Đây là hình phạt vì cô có mối quan hệ với lực lượng chiếm đóng. Bức ảnh được chụp năm 1944

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 2

Những người phụ nữ có quan hệ cá nhân liên quan đến người Đức sẽ bị cạo trọc đầu nơi công cộng. Đây là cách người Pháp dán nhãn họ. Những người khác nhìn vào có thể biết ngay người này đã phản bội tổ quốc trong Thế chiến II.

Hơn 20.000 người phụ nữ đã phải chịu hình phạt này. Tuy nhiên không phải lúc nào nguyên nhân thực sự cũng là do họ có quan hệ với phát xít Đức. Có những người lợi dụng hình phạt này để trả thù. 

4. Cờ vua người ở Saint Petersburg, 1924

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 3

5. Stella Liebeck, người phụ nữ đã nhận số tiền bồi thường gần 14 tỷ đồng từ McDonald's sau khi bà đánh đổ cà phê của hãng lên đùi và bị bỏng. Bức ảnh chụp năm 1995

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 4

Vụ kiện của bà Stella với McDonald's là một trong những vụ kiện gây tranh cãi nhất lịch sử thế kỷ 20. Bà mua một ly cà phê ở McDonald's trong thị trấn. Do không thể mở nắp cà phê để thêm đường, bà đã kẹp ly cà phê giữa hai đầu gối để mở nắp.

Kết quả, bà đã đánh đổ cà phê lên chân mình, bị bỏng cấp độ 3 và phải cấy ghép da. 

Sau đó, Stella đã yêu cầu McDonald's trả phí điều trị. Nhưng công ty chỉ trả 800 USD. Bà Stella không đồng ý và mời luật sự kiện McDonald's ra tòa vì sản xuất đồ uống gây nguy hiểm.

Trong yêu cầu khởi kiện, bà đòi 100.000 USD tiền bồi thường cho nỗi đau tinh thần và thể xác và số tiền phạt gấp ba như thế. Mục đích việc đòi tiền phạt cũng là để gửi tới McDonald thông điệp: Cà phê của họ nóng tới mức nguy hiểm.

Luật sư của bà lập luận rằng McDonald’s đã có hành vi sơ suất gây hậu quả nghiêm trọng vì đã bán loại cà phê mà biết rõ là gây “nguy hiểm vô cớ”. Lập luận này nhắm vào quy trình làm việc của McDonald khi họ phục vụ cà phê mang đi ở nhiệt độ khoảng 90 độ C để vẫn còn nóng khi người mua về tới nhà.

Luật sư cho rằng nhiệt độ này là quá nóng và còn đưa ra nhiều bằng chứng y học cho thấy mức nhiệt này sẽ gây bỏng độ ba chỉ dưới 15 giây.

Phía McDonald’s phản bác rằng sự việc hoàn toàn là lỗi của khách hàng. Sản phẩm cà phê của McDonald không hề bị lỗi về tính năng vì các chuỗi nhà hàng ăn nhanh khác cũng phục vụ cà phê ở nhiệt độ tương tự hoặc còn cao hơn.

Kết quả vụ việc có vẻ nghiêng về McDonald’s cho tới khi bồi thẩm đoàn biết được một sự thật bất ngờ: Trong khoảng thời gian 10 năm trước khi vụ việc diễn ra, từ năm 1982 tới 1992, chuỗi cửa hàng McDonald’s đã nhận được khoảng 700 lượt phàn nàn của khách hàng bị bỏng do cà phê của hãng. Trong số đó, chỉ một số ít được hòa giải, còn hầu hết đều bị chìm trong quên lãng.

Trước những bằng chứng này, áp dụng nguyên tắc lỗi hỗn hợp, bồi thẩm đoàn kết luận vụ việc có 80% lỗi từ phía McDonald’s, 20% còn lại là sự bất cẩn của bà Stella Liebeck.

Bồi thẩm đoàn xử cho nguyên đơn thắng kiện và cho bà được hưởng tiền bồi thường, tiền phạt tổng cộng 640.000 USD.

Phán quyết trên bị kháng cáo bởi cả nguyên đơn và bị đơn. Nhưng sau cùng, hai bên đã tự hòa giải với khoản bồi thường dưới 600.000 USD.

6. Nhật Bản đổ nát sau vụ ném bom nguyên tử 1945 và trận động đất năm 2011

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 5

7. Một trong những bóng đèn điện đầu tiên, 1900

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 6

8. Phụ nữ chơi bowling, 1900

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 7

9. Những quả chuối đầu tiên ở Na Uy, 1905

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 8

Đây là lần đầu tiên người dân nước Bắc Âu này được nhìn và nếm vị chuối vào đầu thế kỷ 20. Giờ thì họ đã có thể tự trồng chuối và các trái cây khác trong nhà kính hiện đại.

10. Người thất nghiệp xếp hạng nhận những bữa ăn miễn phí ở quán cà phê của Al Capone, 1931

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 9

Quán cà phê này do một tội phạm khét tiếng mở ở Chicago. Trong thời kỳ Đại khủng hoảng, cứ mỗi giây lại có 1 người trong thành phố bị thất nghiệp. Họ không có gì để ăn.

Tên tội phạm đó đã nhân dịp này một mũi tên trúng hai đích: vừa giúp người thất nghiệp vừa lấy lại danh tiếng cho mình.

Người dân Chicago được phát đồ ăn miễn phí 3 lần mỗi ngày và được dân chúng ca tụng. Họ cho biết họ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ tên tội phạm hơn là chính phủ.

Tên tội phạm đó, không ai khác chính là Al Capone, một gangster người Mỹ khét tiếng thời bấy giờ.

Trong những tên trùm gangster Mỹ cộm cán nhất, không có tên bố già nào khiến viên sếp kỳ cựu của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Edgar Hoover (1895-1972) đau đầu như với Al Capone. Ông từng gọi hắn là "kẻ thù số 1 của nước Mỹ", hay "tên gangster của mọi thời".

Thực ra Al Capone không phải là kẻ bắn súng bằng 2 tay hay "giết người như ngóe". Với hắn, những hành động đó chẳng thấm tháp gì, mà bọn đệ tử theo lệnh hắn thường thực thi. Hắn là kẻ chủ mưu, tổ chức, là sếp lớn (big boss) của thế giới ngầm Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách "Lịch sử cuộc Đại khủng hoảng 1929-1934", tên hắn được người ta nhắc tới nhiều hơn tên của cả 4 đời tổng thống Mỹ cộng lại - những vĩ nhân từng chèo lái con thuyền Mỹ quốc trong thời gian Al Capone làm mưa làm gió với "Đế chế hư hỏng" của mình.

Nếu như có một bức tranh toàn cảnh mô tả thế giới tội phạm có tổ chức trong toàn bộ lịch sử nước Mỹ, thì bóng dáng của Al Capone "phải chiếm phần lớn vị trí trung tâm" - như nhận định của đích thân Cục trưởng E. Hoover gạo cội lúc sinh thời.

11. Một chú bò được sơn trắng trong thời kỳ cúp điện ở Anh, 1941

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 10

Việc này được làm để bảo vệ động vật. Trong Thế chiến II, nhiều thành phố bị cúp điện và rất tối. Nhưng sau khi có điện thi họ phát hiện nhiều con vật đã bị tai nạn gần đường thậm chí đã chết. 

Từ đó họ nảy ra giải pháp sơn màu trắng cho gia súc để người đi đường nhìn thấy chúng trong đêm và không chèn qua lũ bò.

12. Dorothy Counts, học sinh da màu đầu tiên đi học ở trường người da trắng, 1957

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 11

13. Công chúa Anne đến thăm vệ sĩ Jim Beaton trong bệnh viện, 1974

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 12

Tháng 3 năm 1974, công chúa Anne suýt nữa bị Ian Ball - một người đàn ông tâm thần - sát hại. Hắn ta đã chặn chiếc xe của công chúa đang trên đường về Cung điện Buckingham và bắn vào xe.

Ba người đã bị thương trong vụ xả súng, trong đó Jim Beaton - vệ sĩ của công chúa - bị trúng 3 vết đạn. May mắn Anne và chồng không hề bị thương.

15. Một nữ sinh Israel khoe hình dán Leonardo Dicaprio trên điện thoại, 2007

14 bức ảnh lịch sử siêu hiếm tiết lộ những sự thật mà sách giáo khoa không dạy cho bạn 13

(Theo BS)

Khải Huyền/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO