Báo Điện tử Gia đình Mới

17 thói quen giúp gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái bền chặt hơn

Một phần trách nhiệm của cha mẹ là hướng dẫn và giúp đỡ con cái trong các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, nuôi con không chỉ là hướng dẫn con đi theo con đường mà bạn nghĩ là đúng.

Tạo những tương tác tích cực với con không chỉ giúp cải thiện sự phát triển cảm xúc và giáo dục con, mà còn giúp việc làm cha mẹ dễ dàng hơn.

Những đứa trẻ cảm nhận sự gắn kết mạnh mẽ với cha mẹ, tin tưởng rằng cha mẹ luôn ủng hộ và đứng về phía mình sẽ có động lực để làm theo sự dẫn dắt của cha mẹ.

  (Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Nghiên cứu cho thấy bạn cần ít nhất 5 tương tác tích cực cho mỗi tương tác tiêu cực trong ngày.

Sự cân bằng này giúp mối quan hệ lành mạnh, hạnh phúc và có thể chịu được những mâu thuẫn thường ngày.

Khi bạn không có đủ tương tác tích cực, bạn sẽ đánh mất sự cân bằng.

Khi bạn mất đi sự cân bằng mong manh này, con sẽ chống lại lời khuyên của bạn. Con sẽ không muốn tuân theo hoặc chấp nhận các quy tắc của bạn. Khi sự cân bằng mất đi, thái độ của con sẽ thay đổi.

Dưới đây là những việc tích cực bạn có thể làm để tăng cường mối quan hệ với con cái.

1. Hãy tận hưởng một chút khoảnh khắc mỗi sáng với con. Bạn không cần phải nói chuyện, chỉ cần ôm chặt lấy con là đủ. Hãy ôm con, vuốt ve con. Đây là cách  thức dậy tốt nhất để bắt đầu ngày mới.

2. Nói chuyện với con trong bữa sáng. Hỏi con về những gì con phải làm trong ngày hôm đó. Hãy quan tâm đến câu trả lời của con.

3. Viết cho con những lời nhắn yêu thương. Bạn có thể dán giấy nhớ lên hộp cơm trưa của con, kẹp trong sổ tay hoặc đặt trên bàn.

4. Hát, nhảy theo những bài hát yêu thích của con.

5. Luôn chào tạm biệt con bằng một cái ôm và một nụ hôn. Chúc con có một ngày tốt lành và vui vẻ.

  (Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

6. Luôn chào đón con bạn bằng một cái ôm và một nụ hôn. Thể hiện sự quan tâm đến một ngày ở trường của con hoặc bất kỳ hoạt động nào họ đang làm.

7. Không làm những việc liên quan đến công việc khi bạn ở cùng con, bao gồm các cuộc gọi, email, mạng xã hội, tin nhắn,...

8. Cơn giận dữ thường là dấu hiệu của sự lo lắng. Con thường không nổi nóng để thách thức bạn. Khi điều đó xảy ra, hãy thư giãn và dừng việc bạn đang làm lại để giúp con. Hãy giúp con trút bỏ cơn tức giận. Hãy ở bên con nếu con cần và giúp con trút bỏ cảm xúc. Khi con đã sẵn sàng, hãy khuyến khích con nói chuyện. Việc của bạn là lắng nghe.

9. Hãy động viên khi con gặp nhiệm vụ khó khăn. Để tâm đến nỗi sợ hãi của con và dành cho con những lời tích cực và cử chỉ tử tế.

10. Cười với những câu chuyện cười của con, dù chúng có vẻ ngớ ngẩn. Nếu trò đùa của con không phù hợp hoặc thiếu tôn trọng, hãy khéo léo nói cho con biết rằng nó không hài hước.

11. Thể hiện sự đồng cảm với mọi cảm xúc của con bạn. Bạn có thể hạn chế hành động của con, nhưng không thể giới hạn cảm xúc của con. Mọi cảm xúc đều có thể chấp nhận được. Khi bạn nhận ra cảm xúc của con mình, bạn đã có thể tăng cường kết nối với con. Không những vậy, bạn còn nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của chúng.

  (Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

12. Cố gắng tìm thời gian mỗi ngày để chơi với con, bất kể con muốn chơi gì. Hãy để trí tưởng tượng của con bay bổng và làm theo hướng dẫn của con. Dù thời gian không lâu cũng được. Điều quan trọng là làm mỗi ngày. Đồng thời đảm bảo việc đó phù hợp với lịch trình hàng ngày của con bạn.

13. Ăn cùng con ít nhất một bữa mỗi ngày. Đừng bật TV trong giờ ăn. Thay vào đó, hãy khuyến khích trò chuyện bằng cách đặt một câu hỏi mà con sẽ thấy thú vị.

14. Lắng nghe với lòng đồng cảm. Hãy chú ý khi con kể cho bạn những vấn đề con gặp phải ở trường, nhất là liên quan đến chuyện bạn bè hay người nào đó con thích. Lắng nghe là một trong những thói quen quan trọng nhất cần có nếu bạn muốn củng cố mối quan hệ của mình với con cái.

15. Đọc sách hoặc hát cho con nghe trước khi đi ngủ. Nếu con đã lớn, bạn có thể khuyến khích con đọc sách trước khi đi ngủ và thể hiện sự hứng thú với cuốn sách mà con đang đọc.

16. Hãy dành cho con bạn những nụ hôn chúc ngủ ngon. Nếu con cần nói chuyện, hãy lắng nghe. Nếu con lo lắng về điều gì đó, nói chuyện với con sẽ giúp con dễ ngủ hơn.

17. Kiểm tra con mỗi tối trước khi bạn đi ngủ để đảm bảo con đang ổn. Dù con sẽ không biết bạn làm việc này nhưng điều đó vẫn giúp gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

(Theo Exploring Your Mind)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO