Báo Điện tử Gia đình Mới

2 bản hiến pháp đầu tiên của nước ta ghi nhận ra sao về bình đẳng giới?

Ngay từ khi giành được độc lập, trong bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã ghi nhận quyền bình đẳng nam, nữ. Đến bản hiến pháp thứ hai năm 1959, bình đẳng giới được cụ thể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trải qua hàng trăm năm đấu tranh bền bỉ, ngày nay quyền của phụ nữ đã trở thành vấn đề được quốc tế thừa nhận và trân trọng. 

Ở nước ta, quyền của phụ nữ thực sự được đề cập đến một cách thực chất sau khi lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành lại độc lập cho dân tộc, chủ quyền cho nhân dân. 

Việc đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến đó là tiến hành tổng tuyển cử bầu đại biểu quốc hội và tiến hành xây dựng Hiến pháp. Quyền của phụ nữ đã được đề cập ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946. Điều 9 Hiến pháp năm 1946 đã quy định: "Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện".

2 bản hiến pháp đầu tiên của nước ta ghi nhận ra sao về bình đẳng giới? 0

Tuy nhiên, đến Hiến pháp năm 1959, quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ mới thực sự được xác định rõ ràng. Điều 24, chương 3 trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 ghi rõ:

Phụ nữ Việt Nam Dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương.

Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ.

Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.

Như vậy, so với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh vực mà người phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới. Quyền bình đẳng nam nữ được thể hiện trên 5 lĩnh vực từ xã hội đến gia đình. Đó là sự ghi nhận và trân trọng, được đảm bảo của toàn xã hội đối với phụ nữ.

GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển đánh giá: “Công lao của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, kỳ vọng mà xã hội trao cho họ là rất lớn. Vì vậy, vấn đề phụ nữ vẫn là một trong những vấn đề hấp dẫn, nhạy cảm và được đề cập nhiều nhất trong xã hội hiện đại.

Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm hơn 51% dân số và 49,5% lực lượng lao động. Để có được những thành công như ngày hôm nay, sự đóng góp của phụ nữ Việt Nam đã được đánh giá là xấp xỉ với nam giới, thậm chí có những lĩnh vực cao hơn như lao động trong gia đình, sinh đẻ và chăm sóc, dạy dỗ con cái”.

Tuấn Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO