Báo Điện tử Gia đình Mới

2 giờ gay cấn tái sinh 3 ngón tay đứt lìa cho công nhân bị máy ép nhựa đè nát

Trong lúc đang làm việc, người đàn ông bị máy ép nhựa đè nát bàn tay phải khiến 3 ngón tay gần như đứt lìa, dập nát và có dấu hiệu hoại tử.

  Ngón tay đứt lìa của bệnh nhân được hồi sinh thành công

Ngón tay đứt lìa của bệnh nhân được hồi sinh thành công

Suốt 2 giờ đồng hồ chạy đua với thời gian, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện ĐK Tâm Anh đã tái sinh thành công bàn tay phải tổn thương nặng cho nam bệnh nhân, tránh được nguy cơ cắt cụt các ngón tay, hoại tử, để lại di chứng nặng nề, chịu cảnh tàn phế suốt đời...

Được biết, anh B.V.H. (sinh năm 1983, ở Hà Nội) trong lúc lao động bị máy ép nhựa đè nát bàn tay phải khiến 3 ngón tay gần như đứt lìa, phần mềm bị đẩy trượt sang bên, các mạch máu thần kinh dập nát không có dấu hiệu hồi lưu mao mạch.

Ngay sau khi đến bệnh viện, bệnh nhân H. được cấp cứu xử lý giảm đau, tiêm phòng uốn ván, băng bó, cầm máu, và được cấp tốc chuyển sang mổ cấp cứu. Ca mổ kéo dài 2 giờ đồng hồ, bệnh nhân H. được tạo hình mỏm cụt đốt 2 ngón V, cắt lọc khâu vết thương ngón IV và I.

Sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, hoàn toàn ổn định, được chăm sóc sau mổ kỹ lưỡng, nhất là công tác chống nhiễm trùng, hồi lưu mạch, độ hồng ấm của đầu ngón tay… Từ bác sĩ đến điều dưỡng đều rất rất tỉ mỉ, bởi đối với một vết thương bàn tay chiếm đến ¾ chu vi của một ngón thì cũng rất nghiêm trọng.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân cách sơ cứu và chăm sóc người bị thương gồm:

- Di chuyển người bị thương ra khỏi môi trường bị nạn và tiến hành cầm máu vết thương. Đối với các chi nhỏ (ngón tay hoặc chân, bàn tay, cổ tay): Có thể băng ép trọng điểm cầm máu.

- Sơ cứu, bảo quản phần chi nhỏ bị đứt lìa: Đối với các chi lớn (bàn chân, cổ chân, cánh tay, cẳng chân): Garo cầm máu, nếu trong điều kiện khó khăn không có sự hỗ trợ y tế có thể dùng vải sạch quấn nhiều vòng quanh chi. Lưu ý không siết quá chặt phía trên vết đứt rời 10cm để garo (nếu thời gian vận chuyển người bệnh từ nơi bị nạn đến bệnh viện dài thì nên xả garo 90 phút một lần).

- Thực hiện các bước để tránh sốc: Đặt người bệnh nằm và giữ ấm cơ thể bằng cách đắp chăn lên người; Nâng cao vị trí vết thương lên cao bằng tim để duy trì tuần hoàn và lưu lượng máu tới các cơ quan quan trọng; Cần tránh mất máu là ưu tiên trong bước sơ cứu này.

Bảo tồn chi bị đứt lìa: Nhẹ nhàng rửa chi bằng nước muối hoặc nước sôi để nguội nhằm làm trôi đi các dị vật; Bao gói phần chi đứt bằng miếng gạc sạch hoặc vải sạch. Đặt chi đã được bao gói vào túi nylon sạch và buộc chặt miệng túi. Đặt túi đựng chi vào xô (túi, hộp, thùng) có chứa nước đá lạnh.

Các thao tác bảo tồn cần làm nhanh nhưng phải cẩn thận, nhẹ nhàng sau đó vận chuyển bộ phận bị đứt lìa đã được bảo quản cùng nạn nhân đến bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình càng sớm càng tốt.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO