Báo Điện tử Gia đình Mới

4 cách ứng phó khi gặp đối tượng khả nghi để bảo đảm an toàn cho bản thân

Nếu bạn bị người lạ theo dõi trong đêm tối, gặp đối tượng khả nghi đi cùng thang máy hay gõ cửa nhờ giúp đỡ, bạn sẽ làm gì?

Dưới đây là hướng dẫn cách giải quyết khi gặp những đối tượng khả nghi để đảm bảo an toàn cho chính bạn.

4 cách ứng phó khi gặp đối tượng khả nghi để bảo đảm an toàn cho bản thân 0

1. Khi bạn cảm thấy đang bị theo dõi

4 cách ứng phó khi gặp đối tượng khả nghi để bảo đảm an toàn cho bản thân 1

Nếu bạn cho rằng mình đang bị theo dõi, đừng chủ quan tự phủ nhận điều này. Hãy luôn tỉnh táo và cảnh giác.

Bạn nên có một số giải pháp phòng những tình huống nguy hiểm:

  • Nếu bạn đang đeo tai nghe đi bộ trên đường, hãy tháo tai nghe ra để có thể chú ý những gì xảy ra xung quanh.
  • Bạn nên nhìn thẳng về trước thay vì nhìn xuống đất để nắm tình huống và khiến bạn trông tự tin hơn, từ đó có thể khiến kẻ xấu không nhắm vào bạn.
  • Không nên liên tục nhìn về sau. Người theo dõi bạn có thể nhận ra bạn đã phát hiện, điều này sẽ kích thích kẻ gian hành động.
  • Đi vào những nơi đông người, cố gắng ở lại một lúc, cố gắng quan sát kẻ theo dõi. Có thể kẻ đó sẽ rời đi nếu nghĩ bạn định ở lại nơi đó thời gian dài.
  • Nếu bạn bị theo dõi vào buổi đêm, đừng đi vào những khu vực tối đèn như công viên, ngõ hẻm,... Hãy đến những nơi sáng sủa, đông người như quán cà phê hay đường lớn.

Để kiểm tra xem kẻ khả nghi đang theo dõi bạn hay chỉ là người qua đường tình cờ đi cùng hướng, bạn hãy thử đi đường vòng, rẽ liên tục. Hoặc bạn có thể giả vờ quên thứ gì đó và quay vòng trở lại. 

Nếu đối tượng vẫn tiếp tục theo dõi bạn, bạn có thể chắc chắn đây không phải tình cờ. Khi đó bạn nên di chuyển về khu vực đông người và gọi cảnh sát.

Nếu bạn không tìm được chỗ đông người hay chỗ lẩn trốn và vẫn bị theo dõi, hãy rút ví ra và ném xuống đất. Đó có thể là lý do ban đầu khiến kẻ gian theo dõi bạn. Trong trường hợp này nên từ bỏ tiền bạc để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bạn.

2. Khi bạn bị người lạ hoặc một nhóm người quấy rối, trêu chọc

4 cách ứng phó khi gặp đối tượng khả nghi để bảo đảm an toàn cho bản thân 2

Những tình huống này thường không nguy hiểm tính mạng nhưng gây khó chịu. Ví dụ bạn gặp một hay một nhóm người say xỉn trêu chọc, quấy rối.

Trong trường hợp này, có khó cách nào có thể khiến những kẻ đó chấm dứt hành động ngay lập tức. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số chiến thuật dưới đây:

  • Giữ biểu cảm trung lập, không tỏ thái độ tức giận hay ghét bỏ, hãy nhìn thẳng vào mặt đối phương. Hành động này sẽ khiến những kẻ hung hăng nhận ra bạn là một người chứ không phải món đồ nào đó và khó bắt nạt hơn.
  • Nếu người lạ ngồi cạnh bạn quá gần, bạn hãy khoanh cánh tay trước người để tạo vật cản. Đừng đẩy hay chạm vào kẻ quấy rối. Hãy nói một cách chắc chắn rằng: "Tôi muốn anh tránh xa tôi ra", nhớ dùng đại từ "tôi".
  • Nếu bạn đi qua một đám người hoặc một người có vẻ nguy hiểm và nghe tiếng huýt sáo trêu học, hãy cầm sẵn một vật bạn có (chẳng hạn túi xách) bằng tay trái, để tay phải trống. Như vậy bạn sẽ có vẻ không dễ bị tổn thương và cũng có khả năng chống lại hơn.

3. Khi người lạ vào thang máy cùng bạn

4 cách ứng phó khi gặp đối tượng khả nghi để bảo đảm an toàn cho bản thân 3

Bạn nên nghe theo cảm giác của mình. Nếu người lạ khiến bạn cảm thấy sợ hãi, hãy rời thang máy ngay lập tức. 

Hoang tưởng một chút vẫn hơn là để gặp rắc rối. Bạn có thể giả vờ quên điều gì đó và chạy ra ngoài thang máy.

Nếu không kịp rời đi, bạn có thể:

  • Đứng quay lưng về phía bảng điều khiển có các nút, chặn nó khỏi người lạ. Bằng cách này, bạn sẽ ngăn người lạ nhấn nút dừng và bạn có thể nhanh chóng nhấn nút trợ giúp nếu cảm thấy bị đe dọa.
  • Đừng đứng cạnh hoặc quay lưng về phía người lạ. Hãy đứng mặt đối mặt với kẻ đó để bạn có thể biết đối phương đang làm gì và cảnh giác khi có tình huống bất ngờ.
  • Lấy chìa khóa, điện thoại hoặc bất kỳ đồ vật nào khác mà bạn có thể sử dụng để tự vệ nếu cần.

Bạn có thể kiểm tra xem người lạ có thực sự nguy hiểm hay không bằng cách chú ý đến hành vi của họ.

Nếu sau khi vào thang máy, họ không nhìn vào bảng điều khiển có các nút và không cố nhấn bất kỳ nút nào trong số đó, đó là một dấu hiệu đáng báo động.

Trong trường hợp này, ngay cả khi "giác quan thứ 6" không mách bảo nguy hiểm, bạn cũng nên ra khỏi thang máy càng sớm càng tốt.

4. Khi người lạ gõ cửa và bạn ở nhà một mình

4 cách ứng phó khi gặp đối tượng khả nghi để bảo đảm an toàn cho bản thân 4

Điều quan trọng nhất trong tình huống này là không được mở cửa. Bạn cũng không nên giả vờ không có nhà vì kẻ lạ mặt có thể đang tìm kiếm nhà không người để ăn trộm. Nếu không có ai trả lời, kẻ lạ có thể tìm cách phá khóa cửa.

Bạn hãy hỏi to và rõ ràng đối phương là ai và cần gì, sau đó hành động theo câu trả lời của họ:

  • Nếu đối phương nói rằng mình đang bị thương hoặc cần giúp đỡ, bạn cần biết rằng bạn không thể giúp họ bằng bất kỳ cách nào. Bạn hãy đề nghị gọi xe cấp cứu hoặc cảnh sát. Nếu một người thực sự cần giúp đỡ, họ sẽ rất vui vì sự giúp đỡ đó của bạn. Nếu không, họ sẽ bỏ đi.
  • Nếu kẻ đó cố gắng phá cửa hoặc không chịu rời đi, hãy gọi cảnh sát. Hãy nói thật to để kẻ lạ mặt có thể nghe thấy. Bạn cũng có thể sử dụng một mẹo nhỏ đó là bật video có tiếng chó sủa trên điện thoại. Nếu có kẻ trộm sau cánh cửa, họ sẽ sợ hãi, ngần ngại vì biết trong nhà có chó lớn..
  • Nhiều trường hợp, những kẻ lừa đảo sẽ giả làm nhân viên của một số công ty dịch vụ, tiện ích. Trong trường hợp này, hãy hỏi tên công ty, sau đó gọi điện đến văn phòng của họ và tìm hiểu xem họ có thực sự cử ai hay không.

Một trong những mánh khóe phổ biến nhất là một phụ nữ lạ mặt bấm chuông cửa nhờ giúp đỡ. Bạn có thể thấy người phụ nữ đó có vẻ vô hại, nhưng phải hiểu rằng bọn cướp thường làm việc theo nhóm.

Rất có thể một người đàn ông đang đứng bên cạnh người phụ nữ đó, chỉ chờ nạn nhân mở cửa để hành động.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO