7 dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu nước: Hơi thở hôi dai dẳng, da xỉn màu hãy coi chừng

Bình luận

Nước rất cần thiết để giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Tuy nhiên, không uống đủ nước có thể gây mất nước và các triệu chứng bất lợi. Vậy dấu hiệu bạn không uống đủ nước là gì?

  7 dấu hiệu cho thấy bạn không uống đủ nước

7 dấu hiệu cho thấy bạn không uống đủ nước

Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy bạn có thể cần bắt đầu uống nhiều nước hơn để sức khỏe được cải thiện.

1. Hơi thở hôi dai dẳng

Nước rất cần thiết cho việc sản xuất nước bọt và giúp rửa sạch vi khuẩn để bạn có thể duy trì răng và lợi khỏe mạnh. 

Thiếu nước ức chế sản xuất nước bọt và khiến vi khuẩn tích tụ trên lưỡi, răng và nướu, góp phần gây hôi miệng.Nếu bạn đã vệ sinh răng miệng tốt rồi nhưng vẫn bị hôi miệng thì có thể nguyên nhân là do uống không đủ nước.

Còn tình trạng hôi miệng vẫn không cải thiện khi đã tăng lượng nước uống thì bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám vì có thể bạn bị mắc các bệnh nướu răng, tiểu đường loại 2 hoặc các vấn đề về gan, thận.

2. Mệt mỏi

Không uống đủ nước có thể gây mất chất lỏng tổng thể trong cơ thể. Việc này dẫn đến giảm thể tích máu gây áp lực dư thừa lên tim để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan, bao gồm cả cơ bắp.

Thiếu nước có thể khiến bạn trải qua giai đoạn mệt mỏi và năng lượng thấp khi cơ thể bạn cố gắng hoạt động mà không có đủ nước.

Nếu bạn liên tục cảm thấy uể oải và mệt mỏi mặc dù có một giấc ngủ đêm chất lượng, thì bạn cần tăng lượng nước uống.

3. Bệnh thường xuyên hơn

7 dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu nước: Hơi thở hôi dai dẳng, da xỉn màu hãy coi chừng 1

Nước giúp loại bỏ độc tố, chất thải và vi khuẩn khỏi cơ thể để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch để bạn ít bị bệnh hơn.

Nếu bạn thường xuyên bị bệnh, bạn nên bắt đầu uống nhiều nước hơn để cơ thể không có độc tố và hoạt động ở mức tối ưu.

Vì thiếu nước cũng gây ra mệt mỏi, bạn có thể có xu hướng ít hoạt động thể chất hơn, một yếu tố nguy cơ khác làm suy giảm khả năng miễn dịch.

4. Táo bón

Nước thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt và đi vệ sinh đều đặn bằng cách giữ cho phân của bạn mềm và di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa.

Không uống đủ nước có thể khiến cơ thể bạn rút nước từ phân để bù lượng nước mất, dẫn đến phân cứng hơn, khó đi hơn.

Nếu nhu động ruột của bạn không đều và không thường xuyên, hãy thử uống nhiều nước hơn để làm lỏng phân và giảm táo bón, đầy hơi.

5. Da nhiều nếp nhăn, lão hóa sớm

7 dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu nước: Hơi thở hôi dai dẳng, da xỉn màu hãy coi chừng 2

Nước hydrat và làm đầy các tế bào da để làm cho làn da của bạn trông sáng hơn, rực rỡ và trẻ trung hơn. Tuy nhiên, thiếu nước có thể khiến da bạn không căng và đàn hồi, dẫn đến khô, bong tróc, nếp nhăn và da chảy xệ.

Uống đủ nước thậm chí còn giúp giảm mụn trứng cá và các vấn đề về da khác bằng cách loại bỏ các độc tố có hại khỏi cơ thể.

6. Thèm ăn đồ ngọt

Mất nước cản trở khả năng của cơ thể tiếp cận với các kho dự trữ glucose để lấy năng lượng và có thể kích thích cảm giác thèm ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate.

Cảm giác thèm ăn bất thường và đột ngột đối với các loại thực phẩm có đường như: sôcôla, bánh rán, bánh quy và kẹo có thể chỉ ra rằng cơ thể bạn đang rất cần nước.

Nếu bạn đang cảm thấy thèm đường hoặc đói bụng mặc dù bạn đã ăn, hãy thử uống nhiều nước hơn để bù nước cho cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn.

7. Màu nước tiểu đậm

Khi cơ thể bạn bị mất nước, thận sẽ giữ lại nhiều chất lỏng hơn để duy trì chức năng của chúng. Điều này có thể dẫn đến giảm việc đi tiểu.

Thiếu nước có thể khiến nước tiểu của bạn có màu sẫm hơn thay vì màu vàng nhạt và trong. Bạn cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn khi cơ thể bạn thiếu nước để loại bỏ độc tố và vi khuẩn.

Bạn đang xem bài viết 7 dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu nước: Hơi thở hôi dai dẳng, da xỉn màu hãy coi chừng tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Ngọc Diệp