Báo Điện tử Gia đình Mới

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh

Mặc dù điện thoại thông minh hay smartphone mang lại nhiều tiện nghi cho cuộc sống nhưng nó cũng có thể gây tổn thương tới cơ thể nếu dùng quá nhiều và sai cách.

Dưới đây là 7 kiểu chấn thương thường gặp khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh.

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh 0

1. Đau cổ

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh 1

iPosture, iHunch hay Text Neck là thuật ngữ để chỉ tư thế của chúng ta khi sử dụng smartphone và laptop. Khi dùng các thiết bị này, chúng ta thường cúi thấp đầu, gập cổ, gây đau cô và thậm chí dẫn tới yếu cơ.

Để tránh tình trạng này, bạn nên để thiết bị ngang tầm mắt khi sử dụng, tránh gập cổ, căng cổ.

2. Biến dạng ngón út

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh 2

Nếu bạn nhận thấy ngón út từ bàn tay thuận của bạn hơi cong, gãy hơi so với bàn tay còn lại thì đó có thể là hiện tượng "smartphone pinky" (biến dạng ngón út).

Mặc dù tình trạng này được coi là tạm thời và thậm chí là tự nhiên song vẫn có những khía cạnh tiêu cực có thể xảy ra với bạn.

Cầm điện thoại ở một tư thế quá lâu có thể dẫn đến căng cơ ở cánh tay và ngón tay, thậm chí gây tổn thương dây thần kinh.

Để ngăn ngừa, bạn nên tập thể dục cho bàn tay mỗi ngày bằng cách nắm chặt bàn tay thành nắm đấm rồi duỗi thẳng các ngón tay.

3. Hội ứng ống cổ tay

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh 3

“Cell phone elbow” là “tech arm” là những thuật ngữ khác của hội chứng ống cổ tay.

Triệu chứng của nó là cảm giác ngứa ran, tê bì ở ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái bàn tay khi bạn gập khuỷu tay quá 90 độ.

Để phòng tránh, hãy giảm thời gian sử dụng điện thoại, thay đổi tư thế, duỗi bàn tay và cánh tay.

4. Đau ngón tay

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh 4

Nếu bạn bị chuột rút ở các ngón tay và đau ngón tay, bạn có thể bị chứng "text claw". Nguyên nhân gây hội chứng này là do do liên tục nhắn tin, chơi game, vuốt màn hình điện thoại.

Để phòng tránh text claw hay hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay, bạn nên thay đổi tư thế cầm điện thoại thường xuyên, dùng tay nghe khi gọi điện thoại trong thời gian dài, giãn cơ bắp. Nếu cần, hãy sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh.

5. Đau ngón cái

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh 5

Texting thumb ám chỉ cảm giác đau ở ngón tay cái sau khi sử dụng smartphone trong một thời gian dài. Đây là hệ quả từ cuộc sống hiện đại, khi con người coi smartphone là vật bất li thân.

Đôi khi thuật ngữ "texting thumb" thường đi kèm với tình trạng viêm gân do ngón tay và các nhóm cơ bị cọ xát quá lâu. Dùng smartphone càng lâu, nguy cơ đau ngón tay cái sẽ càng lớn.

Cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế sử dụng smartphone, dùng phụ kiện giảm áp lực cho ngón tay khi sử dụng điện thoại và tránh cầm điện thoại ở tư thế thẳng đứng quá lâu.

6. Hội chứng thị giác máy tính

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh 6

Hội chứng thị giác máy tính là một nhóm bệnh lý mắt và thị lực liên quan đến việc sử dụng máy tính và điện thoại thường xuyên từ 2h trở lên mỗi ngày. Mức độ khó chịu gia tăng với thời lượng sử dụng các thiết bị này.

Các triệu chứng phổ biến nhất là mỏi mắt, đau đầu, mờ mắt, khô mắt, đau cổ và đau vai. 

Để phòng tránh, bạn nên dùng mắt kính chống ánh sáng xanh và thay đổi vị trí làm việc tùy theo nhu cầu.

7. Bỏng

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh 7

Nhiều người có thói quen đặt điện thoại dưới gối khi ngủ hay khi sạc pin. Thói quen này có thể tăng nguy cơ cháy nổ, khiến người dùng có thể bị bỏng.

Nếu bạn có thói quen này, hãy thay đổi ngay để phòng tránh hiểm họa.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO