Bà bầu ăn hạt chia như thế nào, có tốt không?

Bình luận

Nhiều mẹ bầu sẽ thắc mắc rằng hạt chia tốt như thế nào và nên tiêu thụ với số lượng bao nhiêu khi mang thai...

Nhưng nhiều mẹ bầu sẽ thắc mắc rằng hạt chia tốt như thế nào và nên tiêu thụ với số lượng bao nhiêu khi mang thai?

Ăn hạt chia có an toàn trong thai kỳ?

Hạt chia có an toàn để tiêu thụ khi mang thai, nhưng mẹ bầu nên ăn chừng mực. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh.

  7 lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của hạt chia khi mang thai

7 lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của hạt chia khi mang thai

Lợi ích của hạt chia trong thai kỳ

Hạt chia rất bổ dưỡng và là nguồn chất béo tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên thêm hạt chia vào chế độ ăn uống khi mang thai của bạn

  • Cải thiện mức năng lượng

Tiêu thụ một lượng nhỏ hạt chia có thể giúp tăng cường năng lượng và sức bền.

  • Axit béo omega-3 hỗ trợ não bộ thai nhi

Omega-3 rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển não bộ của em bé. Nếu bạn ăn chay, bạn có thể thay thế hạt chia cho cá để cung cấp đủ lượng omega-3 cho thai kỳ.

  • Protein hỗ trợ tăng trưởng cơ bắp

Mẹ bầu cần khoảng 70g protein mỗi ngày để thai nhi phát triển các cơ quan và mô. Hạt chia giàu hàm lượng protein.

  • Chất xơ làm giảm táo bón

Hạt chia chứa chất xơ không hòa tan hỗ trợ tiêu hóa. Do đó, nó có thể điều trị táo bón- một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ.

  • Bổ sung sắt cải thiện việc cung cấp oxy

Sắt rất cần thiết cho việc sản xuất thêm các tế bào hồng cầu. Ăn hạt chia là một trong những cách dễ nhất để bổ sung chất dinh dưỡng này trong chế độ ăn uống của bạn.

  • Magiê làm giảm chuột rút

Chuột rút là triệu chứng phổ biến, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Đủ lượng magiê trong cơ thể làm giảm triệu chứng chuột rút và căng cơ bắp. Hạt chia rất giàu magiê và có thể làm giảm nguy cơ chuyển dạ sớm bằng cách hạn chế các cơn co tử cung.

  • Canxi phong phú

Lượng canxi là cần thiết cho sự phát triển xương của em bé, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Hạt chia chứa lượng canxi gấp 5 lần so với sữa và là lựa chọn thay thế tốt nhất cho chế độ ăn không có sữa.

Lượng hạt chia mẹ bầu có thể tiêu thụ trong thai kỳ là bao nhiêu?

Mẹ bầu có thể tiêu thụ khoảng 25g hạt chia mỗi ngày. Điều này sẽ đáp ứng khoảng 18% nhu cầu protein hàng ngày của bạn và 1/3 nhu cầu chất xơ.

Giá trị dinh dưỡng của hạt chia

Theo bộ Nông nghiệp Mỹ, dinh dưỡng có trong hạt chia bao gồm: calo (486kcal), cacbonhydrate (42,14g), chất đạm (16,54g), chất xơ (34,4g), chất béo (30,74g).

Ngoài ra, hạt chia còn chứa một số vitamin, chất điện giải và khoáng chất như: vitamin A,C,B1,B2,B3, kali, natri, canxi, magie, kẽm,...

Tác dụng phụ của hạt chia khi mang thai

Mặc dù hạt chia rất bổ dưỡng nhưng nó có thể gây ra một số rủi ro nếu tiêu thụ vượt mức số lượng cho phép.

  • Nguyên nhân làm loãng máu

Các axit béo omega-3 có thể có lợi, nhưng cũng có thể gây rủi ro cho cơ thể. Nếu bạn đang bị loãng máu thì không nên sử dụng hạt chia vì nó gây ra loãng máu.

  • Dẫn đến hình thành khí

Tiêu thụ quá mức hạt chia có thể làm tăng sự hình thành khí trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu giới hạn sử dụng nó ở mức khuyến nghị hàng ngày thì không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

Làm Thế Nào Để Tiêu Thụ Hạt Chia Khi Mang Thai?

Hạt Chia có sẵn ở cả dạng thô và rang. Chúng cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm đóng gói như ngũ cốc, bánh mì, bánh quy giòn,...

Bà bầu ăn hạt chia như thế nào, có tốt không? 1

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thêm hạt chia vào trong chế độ ăn uống khi mang thai.

  • Ăn chúng sống như đồ ăn nhẹ
  • Thêm hạt chia vào bữa ăn hàng ngày và đồ ăn nhẹ
  • Thêm vào sinh tố
  • Thêm chúng vào sữa chua, salad hoặc ngũ cốc
  • Thêm vào bất kỳ bánh pudding hoặc món tráng miệng nào

Hạt chia được coi là một trong những siêu thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa chúng vào chế độ ăn uống khi mang thai.

Bạn đang xem bài viết Bà bầu ăn hạt chia như thế nào, có tốt không? tại chuyên mục Mang thai của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Ngọc Diệp