Báo Điện tử Gia đình Mới

8 đồ vật mà dù thân đến mấy cũng không nên cho người khác mượn

Có những thứ chúng ta thường xuyên cho người khác mượn mà không lường trước được hậu quả.

nhung-thu-khong-nen-dung-chung-4

 Một số vật dụng cá nhân chúng ta thường vô tư cho người khác dùng chung mà không biết hậu quả.

Gia Đình Mới xin gửi tới độc giả danh sách những đồ dùng cá nhân bạn không nên dùng chung với người khác cùng cách để giữ vệ sinh và bảo quản tốt những vật dụng này.

8. Son môi

Empty

Son môi không nên dùng chung - Nguồn: Bright Side

Các cô bạn thân thường cho nhau mượn son môi mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm.

Những bệnh như herpes miệng (vết loét lạnh – lở loét miệng và môi) thường được truyền sang người khác bằng cách sử dụng son thỏi hoặc son bóng.

Ngay cả khi người bị nhiễm bệnh không có biểu hiện rõ ràng, virus vẫn có thể ở trong nước bọt và màng nhầy niêm mạc.

Hiện tại chưa có cách chữa hiệu quả 100% cho căn bệnh này.

Nếu bạn đã có biểu hiện bệnh, ngừng dùng thỏi son nhiễm virus ngay lập tức và đi khám bác sỹ. Sau khi chữa khỏi, bạn cần mua một bộ đồ trnag điểm mới để ngăn bệnh tái phát. Để tránh vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, sử dụng giấy ăn lau đầu son định kỳ.

7. Tai nghe

Empty

Tai nghe là một trong những thứ được dùng chung nhiều nhất - Nguồn: Bright Side

Mỗi người có một mức độ cân bằng vi khuẩn trong ráy tai khác nhau. Tuy nhiên, khi cho người khác dùng chung tai nghe, chúng ta vô tình phá vỡ sự cân bằng này, có thể gây ra nhiễm khuẩn tai.

 Bạn có thể lau sạch ráy tai trên bề mặt tai nghe bằng một chiếc bông ngoáy tai có tẩm hydro peroxit. Tránh bôi quá nhiều vì có thể làm hỏng loa.

Phần đệm tai nghe (với tai nghe chùm cả tai) có thể được vệ sinh bằng cách ngâm trong cồn.

Nếu sử dụng thường xuyên, hãy nhớ vệ sinh tai nghe ít nhất 1 lần/tuần

6. Cặp tóc và lô uốn tóc

Empty

Nấm và chấy rận dễ lây qua chun buộc tóc, băng đô, lược và lô - Nguồn: Bright Side

Phần lớn mọi người đều biết không nên cho người khác mượn lược nhưng ít ai ngờ tất cả các phụ kiện về tóc có liên quan đến da đầu đều không nên chia sẻ với ai.

Nấm và chấy rận dễ lây qua chun buộc tóc, băng đô, lược và lô.

Chun buộc tóc cần được giặt sau vài tuần, tùy thuộc mức độ sử dụng thường xuyên.

Bạn có thể vệ sinh lô làm xoăn và kẹp tóc kim loạt bằng nước xà phòng, chỉ cần nhớ lau khô sau khi sử dụng.

5. Lăn khử mùi

Empty

Nên sử dụng lăn khử mùi sau khi tắm xong - Nguồn: Bright Side

Dù bạn sử dụng lăn khử mùi diệt khuẩn thì bề mặt tiếp xúc với da vẫn có thể chứa vi khuẩn.

Tốt nhất nên sử dụng lăn khử mùi ngay sau khi tắm xong, khi da vẫn còn sạch. Nếu bạn cần dùng giữa buổi, hãy lau sạch bằng khăn ẩm trước.

4. Khăn tắm

Empty

Khăn tắm là ổ chứa vi khuẩn - Nguồn: Bright Side

Dù bạn có hoàn toàn khỏe mạnh, không bị bệnh tật gì thì độ ẩm bên trong phòng tắm có thể biến chiếc khăn tắm ẩm của bạn trở thành nơi trú ngụ hoàn hảo cho vi khuẩn và nấm mốc.  

Các chuyên gia vệ sinh khuyến cáo thay khăn tắm trong 3 – 4 ngày. Tốt nhất là nên phơi khăn tắm ở ban công hoặc một nơi khô ráo thay vì để trong nhà tắm.

Sau mỗi lần sử dụng khăn, đừng quên phơi khô và là khăn sau khi đã giặt sạch.

3. Dụng cụ làm đẹp

Empty

 

Nhíp, cắt móng tay, dao cạo và những dụng cụ làm đẹp khác là những thứ không nên chia sẻ với ai. Khi sử dụng thường xuyên, những thứ này có thể chứa nhiều vi khuẩn hoặc thậm chí cả máu trên bề mặt.

Sau mỗi lần sử dụng, dùng cồn vệ sinh các dụng cụ trên.

2. Dụng cụ chăm sóc da

Empty

Dụng cụ chăm sóc da tuyệt đối không nên dùng chung - Nguồn: Bright Side

Cọ rửa mặt, dụng cụ mát-xa và các loại mút trang điểm thoạt nhìn thì có vẻ dễ vệ sinh nhưng lâu ngày, những dụng cụ này tích tụ những mẩu da nhỏ có chứa vi khuẩn, gây nên mụn và bong da.

Đừng quên rửa những dụng cụ này thật cẩn thận bằng xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, bạn nên thay chúng sau 2 – 3 tháng

1. Dép đi trong nhà

Empty

Nên mua riêng 1 - 2 đôi dép dành riêng cho khách - Nguồn: Bright Side

Khi khách đến chơi, chủ nhà thường mời họ đi dép trong nhà nhưng bạn nên mua 1 – 2 đôi chi dành riêng cho khách.

Lý do là vì khi đi dép, chân bạn sẽ đổ mồ hôi, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bạn nên tránh thói quen đi dép khi chân đang ướt để tránh vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.

Đừng đi một đôi dép quá lâu: tốt nhất nên thay dép sau 6 tháng sử dụng. Vệ sinh dép đi trong nhà định kỳ với xà phòng hoặc dấm.

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO