Báo Điện tử Gia đình Mới

8 thói quen xấu khi dùng Smartphone vừa làm hỏng máy lại hại người

Smartphone hay điện thoại thông minh đang dần trở thành vật bất ly thân với nhiều người. 8 thói quen xấu dưới đây cần được loại bỏ ngay kẻo vừa hại máy lại thiệt thân.

Sạc điện thoại qua đêm

Sạc điện thoại qua đêm trong thời gian quá dài có thể khiến máy bị nóng, tạo ra nhiều điện tích thừa không tốt cho pin của máy. Do đó, pin của máy sẽ nhanh bị chai hơn dẫn đến việc bạn sẽ sớm phải thay pin mới. Chưa kể, cắm sạc khi pin máy đã báo đầy còn gây lãng phí điện một cách không cần thiết.

8 thói quen xấu khi dùng Smartphone vừa làm hỏng máy lại hại người 0

Sử dụng điện thoại dưới trời mưa

Khi trời mưa hoặc nơi có nước, sử dụng điện thoại sẽ dẫn đến việc chập mạch các linh kiện trong điện thoại, hoặc nguy hiểm hơn là làm hỏng máy. Chưa kể, nếu trời mưa có sấm sét, nghe điện thoại còn có nguy cơ bị sấm sét đánh trúng gây nguy hiểm cho tính mạng.

Dùng điện thoại khi đang lái xe

Đây là thói quen xấu nhất và nguy hiểm nhất nhưng nhiều người mắc phải. Bởi lẽ lái xe luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ nhất là trên đường phố Việt Nam vốn có số lượng xe cộ nhiều và đường phố nhỏ hẹp trong khi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ làm giảm tập trung của người lái. Một giây lơ đễnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, hãy bỏ ngay thoi quen này càng nhanh càng tốt kẻo rước họa vào thân.

Cố bịt microphone

Chắc ai cũng có lúc dùng tay bịt microphone khi tạm thời dừng cuộc đối thoại để nói điều gì đó với những người xung quanh nhưng cách này chỉ hiệu quả trên điện thoại bàn. Độ nhạy của microphone trên điện thoại di động lớn hơn rất nhiều và vẫn có thể bắt được âm thanh ngay cả khi bạn đã bịt nó lại.

8 thói quen xấu khi dùng Smartphone vừa làm hỏng máy lại hại người 1

Thay vì bịt mic lại, bạn có thể dùng 1 trong 2 chức năng: sử dụng phím Hold để đưa người ở đầu dây bên kia vào trạng thái chờ, trong lúc chờ họ có thể nghe nhạc từ điện thoại của bạn hoặc dùng phím Mute (tắt âm), microphone sẽ được tắt hoàn toàn và bạn có thể yên tâm nói chuyện với người bên cạnh, sau đó bật mic trở lại bình thường để tiếp tục cuộc thoại.

Không cần đưa microphone lên gần miệng để người nghe cho rõ

Nhiều người đeo tai nghe khi nói chuyện nhưng vẫn đưa lên miệng để nói cho rõ, tuy nhiên điều này không cần thiết, lý do là microphone đi kèm bộ tai nghe có độ nhạy cực lớn và có thể thu lại giọng nói của bạn rất rõ ràng kể cả khi nó được thả xuống ngực. Trừ khi bạn đang ở một nơi quá ồn ào, việc đưa microphone lên giúp loại bỏ tiếng ồn xung quanh.

Nói chuyện điện thoại quá lớn

Việc nói chuyện điện thoại quá to là không cần thiết, vì bạn chỉ cần nói bình thường là đối phương bên kia có thể nghe rõ ràng. Nếu ở chốn đông người thì điều này sẽ gây phiền phức cho người khác.

Không gỡ miếng dán màn hình có sẵn trên điện thoại

Nhiều người thường không gỡ miếng dán màn hình có sẵn trên điện thoại để giữ điện thoại mới hơn. Tuy nhiên, những miếng dán này chỉ có tác dụng bảo vệ màn hình từ lúc xuất xưởng tới khi bạn đã mua nó. Tuy mỏng và trong suốt, nhưng miếng dán đi kèm vẫn có thể làm màu sắc hiển thị của màn hình bị sai lệch. Thậm chí là màn hình cảm ứng thì độ nhạy sẽ giảm đi đáng kể.

Không sử dụng wifi khi có thể

Nếu bạn ở những nơi có wifi, hãy sử dụng nó. Bật 3G thường xuyên sẽ làm máy nhanh hết pin và làm nóng máy hơn rất nhiều.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO