Báo Điện tử Gia đình Mới

9 động tác yoga cho ngón tay đơn giản nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe

Phương pháp thủ ấn hay còn gọi là Mudra xuất phát từ Ấn Độ gồm những động tác tay có thể giúp kích thích tâm trí và tất cả các cơ quan khác trên cơ thể, mang lại lợi ích bất ngờ với sức khỏe.

Người Ấn Độ tin rằng cơ thể con người được hình thành từ năm yếu tố: lửa, không khí, hư không, nước, và đất. Cụ thể như sau:

  • Ngón tay cái: lửa
  • Ngón tay trỏ: không khí
  • Ngón tay giữa: hư không
  • Ngón áp út: nước
  • Ngón út: đất

Bởi dây thần kinh tập trung dày đặc trên các ngón tay và bàn tay, nên người ta tin rằng đây là bộ phận cơ thể tập trung nhiều năng lượng nhất.

Khi bạn tác động đúng huyệt, mà người ta gọi là thủ ấn đúng cách trên bàn tay, thì có thể thúc đẩy sự lưu thông năng lượng ra khắp cơ thể.

1. Gyan mudra

g1

Ngón tay cái và ngón trỏ chạm vào nhau, 3 ngón còn lại để thẳng hoặc thả tự do.

Động tác này tượng trưng cho sự khôn ngoan, sẽ làm tăng sự nhiệt tình và sáng tạo của bạn, đồng thời tốt cho khả năng ghi nhớ.

Người ta tin rằng động tác này sẽ giúp tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ và giúp não bộ nhạy bén hơn.

Ngoài ra, Gyan Mudra còn chữa chứng mất ngủ và nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn tâm lý, tinh thần như giận dữ, buồn bã, căng thẳng…

2. Vaayu mudra

khi-an-20180119142919

Ở động tác này, bạn gập ngón trỏ xuống, dùng ngón cái giữ trên đốt thứ 2 của ngón trỏ, giữ căng các ngón còn lại.

Tư thế này giúp điềm tĩnh, tăng cường việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, do đó tạo ra cảm giác bình yên và hòa hợp.

Đây là động tác tuyệt vời để giảm trạng thái hung hăng hay hiếu động thái quá. Ngoài ra, nó có ích cho dạ dày và ngăn ngừa táo bón. 

3. Aakash mudra

aakashpostures1

Gập ngón tay giữa, dùng ngón trỏ đè lên, các ngón còn lại duỗi thẳng.

Động tác này giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, buồn phiền, tức giận, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Đồng thời, động tác này còn giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.

4. Shudya mudra

hu-khong-an-20180119143220

Cũng tương tự như động tác thứ 2, bạn dùng ngón cái nhấn đốt thứ 2 của ngón giữa.

Đây là động tác giúp bạn thoát khỏi mọi cơn đau một cách hiệu quả.

Hơn nữa, nó giúp thư giãn toàn bộ cơ thể và rất hữu ích với những trường hợp bị chóng mặt, hay gặp vấn đề về tai, hoặc đau một bộ phận cơ thể nhất định.

5. Prithvi mudra

Prithvi-mudra.

Ngón tay cái chạm vào ngón tay áp út, duỗi thẳng các ngón tay còn lại.

Động tác này liên quan tới sự phát triển của mô, cơ bắp do đó hỗ trợ chữa bệnh, giảm tình trạng viêm cơ bắp và tắc nghẽn quá trình trao đổi chất. Chúng giúp lưu thông máu, tăng cường khả năng kiên nhẫn.

Ngoài ra, động tác này còn giúp tăng tính kiên nhẫn, sức chịu đựng, tập trung, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, trì trệ tinh thần, cho làn da đẹp mịn màng, tươi trẻ.

6. Surya mudra

hoa-an-20180119143330

Đặt ngón tay đeo nhẫn áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên, các ngón còn lại duỗi thẳng.

Động tác thủ ấn này giúp giảm cân, đồng thời giảm cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa và giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng.

7. Varuna mudra

varun-mudra-20180119143630

Bạn ngồi một chỗ, lấy ngón tay cái chạm vào đầu ngón tay út, nhưng lưu ý không ấn quá mạnh, các ngón tay khác thẳng ra.

Hãy thực hành tư thế này nếu bạn bị viêm khớp, mất nước hoặc rối loạn hormone. 

Bên cạnh đó, động tác này giúp cân bằng nước trong cơ thể, vì thế có thể cải thiện các vấn đề về da rất tốt.

8. Jal shaamak mudra

308f1bd39116e0e77f2e2f678182c16b9db0bb5a

Đặt ngón út áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên trên, các ngón khác duỗi thẳng.

Ngược lại với thủ ấn Varuna mudra, động tác Jal shaamak mudra giúp hạn chế tích nước trong cơ thể, vì vậy sẽ rất hữu ích cho người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, hoặc hay chảy nước mắt, nước mũi.

9. Gyana Mudra 

tri-hue-an-20180119144933

Ngồi khoanh chân và đặt tay trên đầu gối. Sau đó, lấy ngón tay cái chạm vào mũi của ngón tay trỏ và khép hoặc mở rộng ba ngón tay còn lại.

Thủ ấn này thư giãn tâm trí và cải thiện sự tập trung, hỗ trợ trí thông minh, chữa chứng mất ngủ, quản lý căng thẳng và làm giảm trầm cảm.

Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO