Báo Điện tử Gia đình Mới

9 mẹo đơn giản mẹ cần biết để giúp bé thôi mút ngón tay

Mặc dù thói quen mút tay được cho là vô hại khi trẻ ở độ tuổi sơ sinh, nhưng lại khiến bé tự mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm vào cơ thể khi bé đã đến tuổi đi nhà trẻ. Cha mẹ có những cách nào để giúp bé bỏ thói quen này?

mut tay_cover

 

Chỉ một, hai tháng đầu tiên sau khi chào đời, bé con của bạn đã có phản xạ đưa ngón tay lên miệng để mút. Đây là cách để bé tự xoa dịu mình, cảm thấy yên tâm và đôi khi để… dễ đi vào giấc ngủ.

Tại thời điểm này, việc mút tay hầu như không gây hại gì cho bé, nhưng khi bé đã biết bò, tay bé tiếp xúc với nhiều bề mặt như mặt sàn, mặt chiếu, cầm nắm nhiều đồ vật… thì thói quen mút tay sẽ rất nguy hiểm.

Bé có thể đưa các mầm bệnh, vi khuẩn gây tiêu chảy hay nhiều bệnh nguy hiểm khác vào miệng trong lúc mút tay.

Thậm chí, các bác sĩ nhi khoa còn chỉ ra ảnh hưởng của việc mút tay tới sự phát triển của răng, hàm: khiến cho răng hàm trên và phần vòm mềm của miệng bị nhiều áp lực, răng hàm trên có thể mọc không đều, hàm trên và hàm dưới không cân xứng.

Phần lớn các bé sẽ tự từ bỏ thói quen mút tay khi đến tuổi đi học mầm non (3 – 4 tuổi), tuy nhiên, vẫn có những bé tiếp tục duy trì thói quen này.

be mut tay

Bé có thể đưa vi khuẩn gây bệnh tiêu chẩy hay các bệnh nguy hiểm khác vào cơ thể do thói quen mút tay

Các bác sĩ nhi khoa khuyên cha mẹ nên thực hiện theo 9 cách đơn giản sau để giúp bé từ bỏ thói quen mút tay:

1. Cố gắng hạn chế thời gian trẻ mút tay khi bé ở nhà hoặc trên giường ngủ, không nên hạn chế bé tại nơi công cộng.

Bé thường tự xoa dịu mình bằng cách mút tay, vì vậy khi bé ở lớp hoặc ở chỗ đông người, hãy để bé ‘tự do’ với thói quen này.

2. Đừng khiến trẻ phản kháng. Nếu bạn nói: ‘Con không được mút tay nữa’ thì tự khắc trẻ sẽ hình thành thái độ chống đối.

Nhưng nếu bạn nhận ra và khen ngợi bé bất cứ khi nào bé không mút tay, thay vì chỉ trích bé, thì bé sẽ vui vẻ tự điều chỉnh.

3. Hãy luôn luôn động viên bé. Giúp bé hiểu rằng bạn luôn luôn ở bên và kiên nhẫn. Dù sao thì chẳng bao giờ có chuyện con bạn vào Đại học rồi mà vẫn mút tay, vì vậy đừng nổi nóng.

4. Đừng cấm đoán con bạn nếu bé mút ngón tay sau khi bị đau hoặc đang rất buồn chán.

Ví dụ bạn đang bận rộn với em bé sơ sinh, và phát hiện ra con lớn của mình ngồi co ro một góc và mút tay. Rõ ràng bé đang cần cảm giác an toàn, vì vậy đừng la mắng hay cấm đoán, bạn sẽ chỉ làm bé tổn thương thêm mà thôi.

bob

Câu hỏi giúp bé từ bỏ thói quen xấu: 'Chú thợ xây Bob có mút tay không nhỉ?'

5. Giúp bé lựa chọn cách khác để tự xoa dịu. Trẻ có thể ngậm núm vú giả hoặc chơi với thú bông để cảm thấy vui và quên đi việc mút tay.

6. Đừng dùng những thứ cay, đắng để bôi lên ngón tay, buộc trẻ phải dừng thói quen này. Cách làm này có thể làm bé thấy sợ và lo lắng hơn.

7. Tìm ra cách sáng tạo để trẻ hiểu rằng một ngày nào đó bé sẽ lớn và dừng mút tay.

Cha mẹ có thể nhắc đến một nhân vật hoạt hình nào đó, ví dụ chú thợ xây Bob (phim Bob the Builder), rằng: ‘Con có nghĩ rằng chú thợ xây Bob cũng thích mút tay không? Chắc là có, nhưng sau chú nghĩ lại là mình lớn rồi, nên không bao giờ mút tay nữa’.

8. Đừng cố đeo găng tay vào cho trẻ như một cách nhanh chóng để ngăn ngừa mút tay. Khi đủ 2 tuổi, chắc chắn bé có thể tự rút găng tay ra.

Cách làm này hoàn toàn không hữu ích, thậm chí còn có thể khiến trẻ mong muốn mút tay nhiều hơn.

baby

Cha mẹ cần dành thời gian bên con càng nhiều càng tốt 

9. Dành thời gian càng nhiều với con càng tốt.

Mút tay là phản xạ tự nhiên của bé khi đang buồn chán hoặc cảm thấy không thoải mái. Lúc này cha mẹ rất cần ở bên để trò chuyện, xoa dịu bé hoặc đơn giản là bầy một trò chơi nào đó để cả tay và miệng của con đều ‘bận rộn’.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO