Báo Điện tử Gia đình Mới

9 mẹo nhỏ hữu ích giành cho mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1

Ngày đầu tiên đến trường là một kỷ niệm đẹp với nhiều bé, nhưng cũng có thể là ngày tràn đầy nước mắt, sự lo lắng, cả những cơn đau bụng bất thường... Để chuẩn bị thật tốt cho trẻ bước vào lớp 1, các bậc cha mẹ hãy tham khảo 10 mẹo nhỏ này nhé!

con vao lop 1_1

 Cần tạo nhiều niềm vui để bé thích nghi với trường lớp

1. Tạo mối quan hệ tốt với giáo viên

Các bé mới rời trường mầm non, bắt đầu vào lớp 1 thường hết sức bỡ ngỡ. Cô giáo là người quan trọng nhất giúp bé có cảm giác an toàn ở môi trường mới.

Nếu bạn nhận thấy con mình chưa thực sự sẵn sàng cho việc đi học, hãy trao đổi với giáo viên chủ nhiệm ngay. Bạn chỉ cần giải thích với cô về tính cách hơi nhút nhát của bé, thảo luận với cô cách để bé ổn định tâm lý.

Nhiều giáo viên lớp 1 đã có kinh nghiệm trong việc quan tâm đến các bé nhút nhát. Có thể cô sẽ giao cho bé một ‘chức vụ’ nào đó trong lớp, nhờ đó bé cảm thấy kết nối với xung quanh hơn và cảm thấy cần đến lớp mỗi ngày để thực hiện vai trò của mình.

2. Giúp bé có bạn thân

Một người bạn ở lớp học mới có thể là lý do để bé mong đợi đến trường.

Nếu bé đi học gần nhà, và bạn cùng lớp chính là những đứa trẻ hàng xóm thì thật tuyệt vời. Bạn nên khuyến khích con mình rủ bạn cùng lớp sang nhà chơi, chia sẻ với nhau đồ chơi vào những buổi không đi học...

Nếu bé học xa nhà, bạn có thể tìm hiểu qua cô giáo xem ở lớp bé ngồi cạnh bạn nào, thường chơi với bạn nào... Những buổi đưa, đón con đi học cũng rất hữu ích trong việc ‘tìm bạn’ cho con.

Bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra bạn thân của con. Mời gia đình một số bạn của con đến nhà vào dịp sinh nhật con hoặc cuối tuần sẽ giúp con có cơ hội tuyệt vời để gắn kết với các bạn.

con vao lop 1_2

 Các hoạt động và bạn bè ở trường có thể khiến con vui vẻ đi học

3. Giúp con giữ kết nối với cha mẹ trong ngày

Đối với nhiều trẻ em, thách thức lớn nhất là lúc tạm biệt bố, mẹ.

Đừng vội vã thả con ở cổng trường rồi lên xe phóng vút đi, hãy tạo sự yên tâm cho con bằng cách ôm con và bày tỏ tình cảm: ‘Tạm biệt con! Đi học vui nhé, mẹ sẽ đón con vào lúc 4 giờ chiều!’

Hầu hết những đứa trẻ thích có một bức ảnh của gia đình trong ba lô.

Nhiều bạn nhỏ thì thích một cái gì đó để đánh dấu sự khác biệt trên ba lô, chẳng hạn như một trái tim bằng giấy do mẹ gấp, hoặc một viên sỏi hai mẹ con tìm thấy trên bãi biển với nhau…

Hãy nói với con rằng giữ một số ‘bảo bối’ như vậy bé sẽ không cảm thấy cô đơn ở lớp học.

Một sự kết nối cụ thể bằng điện thoại thường chỉ cần dùng đến khi bé có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, hãy nói cho con bạn yên tâm rằng bạn luôn có số điện thoại của cô giáo và cô giáo cũng có số điện thoại của cha mẹ.

Biết được có thể gặp cha mẹ bất cứ khi nào thực sự cần sẽ giúp bé yên tâm hơn nhiều

4. Giúp bé vượt qua những nỗi sợ hãi mơ hồ

Nỗi sợ trường học thường bắt đầu từ những điều mà người lớn thấy thật ngốc nghếch. Ví dụ nhiều bé sợ cha mẹ sẽ... chết hoặc biến mất khi bé đến trường.

Nhiều bé lại sợ sẽ không bao giờ được gặp lại cha mẹ.

Vì vậy, hãy nói với bé rằng bố/mẹ sẽ không gặp vấn đề gì, ngược lại bố/mẹ rất vui nếu con đến trường, chắc chắn bố/mẹ sẽ đón con vào buổi chiều.

Đảm bảo rằng bạn có thời gian trò chuyện với con buổi chiều, khi con về nhà. Bạn có thể biết được một ngày đi học của con diễn ra như thế nào, những câu chuyện nho nhỏ giữa con và các bạn.

Trò chuyện giúp con yên tâm hơn và dần dần coi việc đi học như một thói quen bình thường.

con vao lop 1_3

 Làm cách nào để mỗi ngày đi học của con là một ngày vui

5.Giúp bé cười vui

Có rất nhiều trò chơi khiến con bạn giảm bớt căng thẳng trong những ngày đầu tiên làm quen với trường học.

Cha mẹ có thể diễn một vở kịch bằng những con rối tay, miêu tả nỗi sợ hãi của một nhân vật khi đi học. Những lời thoại như: ‘Tôi tự hỏi tại sao cậu ấy sợ hãi? Chúng ta nên nói gì với cậu ấy?’ có thể giúp giải tỏa cảm giác lo lắng của bé.

Hoặc đơn giản chỉ là trò chơi đánh nhau bằng gối, chơi trốn tìm, chơi đuổi bắt... vào ngay buổi sáng bé đến trường. Bạn sẽ thấy rõ sự ‘chia ly’ của bé với gia đình diễn ra suôn sẻ hơn nhiều.

6. Khởi đầu ngày mới thật yên bình

Khởi đầu ngày đi học của con bằng năm phút bạn ôm con trên giường, giành toàn bộ sự quan tâm cho con.

Có thể đặt kế hoạch: ‘Sẽ làm gì vào buổi chiều sau khi tan học’ để làm tăng cảm giác an toàn cho con

7. Nhận thức những vấn đề khiến bé lo sợ

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ làm quen với trường học sau vài tuần. Nhưng đôi khi, sự bất an của bé cho thấy một vấn đề nghiêm trọng nào đó: con bạn đang bị bắt nạt, hoặc không thể nhìn thấy bảng, hoặc không hiểu gì và sợ nói với mọi người điều đó...

Cách duy nhất trong trường hợp này là bình tĩnh trò chuyện với bé về ngày đi học, tạo sự cảm thông, gợi mở cho bé nói ra những vấn đề đang gặp phải.

Nếu bạn cảm thấy một vấn đề lớn hơn mà bạn không thể phát hiện ra, đã đến lúc bạn liên lạc với giáo viên.

8. Hãy chắc chắn rằng bạn dậy sớm đủ để bình tĩnh chuẩn bị

Điều này đơn giản nhưng lại thiết yếu: hãy dậy sớm hơn con ít nhất là 10 phút. Đừng để con cảm thấy bạn bị căng thẳng, lo lắng hay vội vàng vì bất cứ điều gì.

9. Tạo ra một lịch trình cho cả gia đình

Nếu bạn phải đánh thức trẻ em vào buổi sáng, chúng sẽ không ngủ được nhiều như khi còn học mầm non.

Những đứa trẻ không được nghỉ ngơi tốt không có nội lực để đối mặt với lời tạm biệt, ít tập trung hơn trong ngày học.

Vì vậy hay cho con đi ngủ sớm vào tối hôm trước. Bạn có thể đối phó một cách bình tĩnh vào buổi sáng sớm và làm cho một ngày mới bắt đầu vui vẻ.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO