Ăn khoai tây mọc mầm có thể bị ngộ độc mất mạng

Bình luận

Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng nhưng khi khoai tây mọc mầm lại có chứa chất solanin, có thể gây ngộ độc chết người.

  Khoai tây mọc mầm chứa độc tố gây hại cho sức khỏe

Khoai tây mọc mầm chứa độc tố gây hại cho sức khỏe

Người Việt thường có thói quen mua khoai tây dự trữ trong nhà ăn dần khiến nhiều củ bị mọc mầm. Và khi ăn những củ khoai tây bị mọc mầm có thể bị ngộ độc do trong khoai tây mọc mầm có chứa chất độc là solanin.

Cục An toàn thực phẩm đã từng đưa ra khuyến cáo, solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 - 0,4 g trên 1kg trọng lượng cơ thể. Chất solanin phân bố trong củ khoai tây mọc mầm như sau:

- Trong mầm khoai và chân mầm: 420 - 730 mg trong 100g

- Trong vỏ khoai: 30 - 50mg trong 100g

- Trong ruột khoai: 4 - 7 mg trong 100g

Qua đó có thể thấy lượng chất độc chứa trong mầm khoai rất lớn, trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm.

Triệu chứng ngộ độc khi ăn phải khoai tây mọc mầm sẽ có biểu hiện như: Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân.

Trường hợp nặng có thể gây tử vong do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt làm trung tâm hô hấp không hoạt động được, đồng thời gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.

Cũng may lượng solanin trong củ khoai tây không đáng kể, nên chuyện ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây không đáng kể, ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai.

  Ăn phải khoai tây mọc mầm có thể bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

Ăn phải khoai tây mọc mầm có thể bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng cho biết, khoai tây mọc mầm cực kỳ độc hại, có thể gây chết người.

Trong khoai tây mọc mầm có chứa nhiều chất solanine, chất độc này sinh ra độc để bảo vệ cây non khỏi bị sâu bọ ăn. Đây được coi như một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn.

Nếu khoai tây được bảo quản ở nơi có ánh sáng, nhiệt độ cao, phù hợp sẽ nảy mầm và lượng solanine chủ yếu tập trung ở mầm và ở chân mầm, một lượng ở lớp vỏ xanh bên ngoài, ruột chỉ có rất ít. Khi chẳng may ăn phải phần mầm khoai hoặc ăn quá nhiều phần ruột khoai lang mọc mầm sẽ bị đau bụng, tiêu chảy thậm chí là sốt, sốc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể.

Do đó, để đề phòng ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo tốt nhất người dân không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm. Trường hợp củ khoai mới nảy 1 - 2 mầm nhỏ, nếu bỏ cả đi thấy phí thì phải bỏ hết mầm, khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ (chứ không chỉ cạo sơ qua như nhiều người vẫn làm) để loại bỏ hầu hết chất solanin tập trung ở đây rồi mới được nấu ăn. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên loại bỏ khoai tây mọc mầm ra khỏi thực đơn của gia đình. Trước khi chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

Bạn đang xem bài viết Ăn khoai tây mọc mầm có thể bị ngộ độc mất mạng tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
An Bình