Ăn tôm có nên bóc vỏ và bỏ bộ phận nào không?

Bình luận

Tôm là loại thủy sản khá phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có những bộ phận của tôm bạn không nên ăn để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.

Ăn tôm có nên bóc vỏ và bỏ bộ phận nào không? 0

Tôm là loại thức ăn giàu protein, ít đạm, ít calo, rất hợp với các thực đơn ăn kiêng. Hơn nữa, tôm là nguồn cung cấp selen – một chất chống oxy hóa, giúp giảm thiểu các gốc tự do gây bệnh và tình trạng lão hóa sớm. Nó cũng giàu vitamin B12, giúp tạo hồng cầu máu, giàu phốt pho cần thiết cho quá trình đào thải và tái tạo tế bào…

Tuy nhiên, theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, một số bộ phận của tôm bạn không nên ăn.

Những bộ phận của tôm không nên ăn gồm:

1. Vỏ

Nhiều người tin rằng, vỏ tôm cứng là do nó có chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, thực tế là vỏ tôm không chứa nhiều canxi như thế. Lượng canxi của tôm tập trung chủ yếu là ở trong thịt tôm.Vậy vỏ tôm cứng do đâu? Đó là do vỏ có chứa chất chitin – chất này cũng xuất hiện nhiều trong vỏ các loại giáp xác.

Vỏ tôm ăn khá khó tiêu, lại cứng nên người bệnh và các bạn nhỏ không nên ăn, đề phòng bị hóc.

2. Đầu tôm

Không ít người thích ăn đầu tôm, đặc biệt là mắt tôm vì nghĩ rằng ăn mắt, ăn đầu sẽ giúp mắt sáng, bổ sung thêm canxi cho cơ thể.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đầu tôm là nơi chứa các chất thải của tôm. Đây cũng là nơi tập trung hàm lượng kim loại cao nhất trong toàn bộ cơ thể tôm (do dạ dày và phổi tôm nằm trên đầu).Với phụ nữ mang thai, một số kim loại nặng độc hại như asen thường để lại hậu quả nguy hiểm là sự phát triển bất thường của thai nhi, hoặc dẫn tới xảy thai.Vì lý do này nên đầu tôm là bộ phận không nên ăn.

3. Đường chỉ đen trên lưng tôm

  Để đảm bảo vệ sinh, bạn không nên để đường chỉ đen trên sống lưng tôm khi ăn.

Để đảm bảo vệ sinh, bạn không nên để đường chỉ đen trên sống lưng tôm khi ăn.

Đường chỉ đen trên lưng tôm là đường tiêu hóa, chứa dạ dày và đại tràng của tôm. Ăn đường chỉ tôm không có hại cho sức khỏe nếu tôm được nấu chín bởi ở nhiệt độ cao, các vi khuẩn trong đường chỉ tôm đã bị tiêu diệt. Tuy vậy, bạn nên bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm.

Ngoài những bộ phận không nên ăn, bạn cần lưu ý một số thông tin khi ăn tôm:

- Người đang ho hoặc dị ứng, đau mắt đỏ, hen suyễn, bị bệnh gút không nên ăn tôm

- Tôm nên được ăn chín để đề phòng nhiễm giun sán và ký sinh trùng gây ngộ độc

- Tuyệt đối không ăn tôm chung với rau, củ, quả nhiều vitamin C, vì trong tôm có chứa một lượng đáng kể chất asen hóa trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với các loại rau của quả giàu vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) có thể gây ngộ độc.

Bạn đang xem bài viết Ăn tôm có nên bóc vỏ và bỏ bộ phận nào không? tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Hiền Thảo (tổng hợp)