Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bà bầu có được đi tàu hỏa không, cần lưu ý gì khi đi tàu để không ảnh hưởng thai nhi?

Hiện nay có rất nhiều phương tiện đi lại rất thuận tiện cho việc di chuyển: xe máy, ô tô, xe bus, tàu hỏa, máy bay… Tuy nhiên, không phải ai cũng đi được ô tô, tàu hỏa. Nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn liệu bà bầu đi tàu hỏa có được không?

Bà bầu đi tàu hỏa có được không?

Hiện nay có rất nhiều phương tiện đi lại rất thuận tiện cho việc di chuyển: xe máy, ô tô, xe bus, tàu hỏa, máy bay… Tuy nhiên, không phải ai cũng đi được ô tô, tàu hỏa. Nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn liệu bà bầu đi tàu hỏa có được không? Cơ bản, bà bầu đi tàu hỏa là an toàn tuy nhiên cơ thể của bà bầu có tiềm ẩn một số điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Thời gian an toàn nhất cho việc đi lại của bà bầu đó là 3 tháng giữa của thai kì. Ở thời điểm này nguy cơ sảy thai hoặc sinh non được giảm thiểu tối đa.

Mang thai từ tháng thứ 8 trở đi các bà bầu không nên đi tàu hỏa, di chuyển đường dài để đảm bảo an toàn. 

ba bau di tau hoa duoc khong

Nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn liệu bà bầu đi tàu hỏa có được không?

Cách mua vé khi đi tàu hỏa

Bà bầu đi tàu hỏa có thể đặt mua vé trên website www.dsvn.vn và thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng. Hành khách chủ động chọn ngày giờ đi tàu, số toa, số ghế hoặc giường, loại ghế hoặc giường rất thuận tiện cho việc đi lại.

Hiện Đường sắt Việt Nam không có quy định riêng cho phụ nữ mang thai nhưng theo thể lệ chung, bà bầu được ưu tiên khi tham gia giao thông. Vì vậy bà bầu đừng ngần ngại cầm sổ khám thai đến quầy bán vé hoặc gặp nhân viên đường sắt để được tư vấn, hỗ trợ.

Bà bầu đi tàu hoả cần lưu ý

- Bà bầu nếu cần đi tàu hỏa hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản biết tình hình sức khỏe hiện tại mẹ và bé có đủ để đi lại đường xa hay không

- Nếu bà bầu bị say tàu xe, trước khi khởi hành 30 phút nên dùng 1 củ gừng tươi giã nát, pha nước uống để làm giảm các triệu chứng say.

- Nên mua vé giường nằm tầng 1 để tránh phải leo trèo.

- Trong chuyến đi dài, ngồi hoặc nằm bất động lâu có thể làm bà bầu phù chân, tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch chân. Vì vậy bà bầu nên thay đổi tư thế và co duỗi hai chân.

- Không nên đi các chuyến tàu dài quá 3 ngày.

- Đến ga sớm trước ít nhất 30 phút tránh nhỡ tàu hoặc phải chạy vội do sát giờ tàu chạy.

- Không đứng ở các khớp nối giữa các toa. Hết sức lưu ý khi đi vệ sinh trên tàu vì nhà vệ sinh không thật sự sạch và có thể gây mất an toàn cho bà bầu khi tàu chạy.

- Trong suốt quá trình di chuyển nên tránh căng thẳng, giữ cho nhịp tim và nhịp thở luôn luôn ổn định. Nếu chặng đường quá dài nên nghỉ giữa chặng và xuống đi bộ cho thoáng.

- Mang khẩu trang y tế khi ra vào ga vào những thời điểm có khuyến cáo dịch bệnh.

- Bạn có thể mang theo đồ ăn nhẹ để đảm bảo không bị đói. Nên uống nước vừa đủ, không để thiếu nước khi di chuyển.

- Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nên có người thân đi cùng thay vì đi một mình trên tàu hoả. 

Mai Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO