Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bác sĩ BV Việt Đức giải mã nguyên nhân của mổ sỏi thận xong vẫn tái phát?

PGS.TS. Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu của Bệnh viện Việt Đức đã giải đáp những thắc mắc, hiểu lầm của bệnh nhân xung quanh những căn bệnh liên quan tới đường tiết niệu.

  Rất nhiều bệnh nhân tới khám sỏi thận và u tuyến tiền liệt tại BV Việt Đức.

Rất nhiều bệnh nhân tới khám sỏi thận và u tuyến tiền liệt tại BV Việt Đức.

Bị vợ mắng vì bổ sung quá nhiều can xi dẫn tới sỏi thận

Tới khám về sỏi tiết niệu tại BV Việt Đức sáng 10/8, ông N.T.T (60 tuổi, Hà Nam) kể, ông bị sỏi thận đã nhiều năm nay, sỏi nằm bên thận trái, kích thước đã gần 2cm.  

"Vợ tôi cứ trách tôi không điều độ trong ăn uống, ăn uống những thực phẩm có quá nhiều can xi dẫn tới cặn can xi đọng lại trong thận dẫn tới bị sỏi thận".

  PGS.TS Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu của Bệnh viện Việt Đức.

PGS.TS Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu của Bệnh viện Việt Đức.

Giải đáp về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu của Bệnh viện Việt Đức cho biết, việc chăm bổ sung can-xi cho cơ thể không gây sỏi thận.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sỏi thận đến từ chế độ ăn uống và việc uống ít nước hàng ngày, hoặc tại một số địa phương có nhiều đá vôinguồn nước bị nhiễm các chất dễ gây sỏi thận nên nhiều người mắc bệnh.

"Bệnh xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt, không phải do bị dị tật thận, bàng quang hay do ăn nhiều can-xi" - PGS.TS. Đỗ Trường Thành khẳng định.

Mổ sỏi thận xong vẫn bị lại, vì sao?

Còn đối với bà Đ.T.B (Thanh Trì, Hà Nội), bà sống chung với sỏi thận đã 15 năm nay, từ khi sỏi rất nhỏ và hiện tại đã gần 3cm nhưng "tôi vẫn không dám đi mổ bởi tôi thấy nhiều người nói, mổ xong thì vẫn không khỏi, sỏi vẫn tự sinh ra do cơ địa".

Theo PGS.TS. Đỗ Trường Thành, rất nhiều bệnh nhân có tâm lý lo lắng này. Tuy nhiên, đó chỉ là hệ quả của những bệnh nhân khám và điều trị tại những cơ sở y tế kém về nghiệp vụ, tay nghề phẫu thuật của bác sĩ còn chưa tốt nên có trường hợp gây biến chứng cho bệnh nhân, làm mất niềm tin vào bác sĩ.

“Chúng tôi thường tiếp nhận các bệnh nhân tới khám khi bệnh ở giai đoạn muộn, có các triệu chứng nặng. Họ cũng từng khám, chữa ở nhiều nơi nhưng không khỏi bệnh. Nhiều bệnh nhân rất sợ mổ, họ phàn nàn về việc phẫu thuật xong không khỏi bệnh, lo lắng liệu ca mổ có làm giảm chức năng sinh dục.

Tôi khuyến cáo các bệnh nhân khi có những triệu chứng về bệnh lý tiết niệu cần đi khám sớm, đặc biệt là khi có sỏi tiết niệu. Bởi khi sỏi to lên, điều trị sẽ khó khăn hơn, tái phát nhiều hơn và có nguy cơ làm tổn thương thận.

"Có nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khi sỏi đã ken kín trong thận, làm xơ hóa thận. Nếu lấy hết sỏi ra sẽ nát thận, buộc phải cắt bỏ thận hoặc ghép thận"- PGS Thành cảnh báo.

Dùng thuốc nam chữa u tuyến tiền liệt, tại sao lại "mất bản lĩnh đàn ông"?

Đến khám tại BV Việt Đức, một nam bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ "chuyện khó nói" của mình. Ông bị tiền liệt tuyến nhiều năm, khả năng "chuyện ấy" không được như mong muốn.

Trong một lần đi chơi, được người bán hàng quảng cáo một loại thuốc nam có thể chữa dứt điểm bệnh u tuyến tiền liệt, tăng cường khả năng sinh lý. Không ngại ngần, ông bỏ tiền triệu mua hẳn 10 thang thuốc về uống.

Thế nhưng sau khi uống hết thuốc, "bản lĩnh đàn ông" của ông không những không được cải thiện mà còn mất hẳn, các triệu chứng của u tuyến tiền liệt như tiểu rắt, bí tiểu... vẫn không thuyên giảm.

  Các bác sĩ Việt Đức khám và tư vấn các bệnh sỏi thận, tiền liệt tuyến.

Các bác sĩ Việt Đức khám và tư vấn các bệnh sỏi thận, tiền liệt tuyến.

PGS-TS Đỗ Trường Thành cho biết ngoài thuốc nam được sản xuất bởi các cơ sở y tế uy tín, hiện nay có nhiều loại thuốc nam trôi nổi ngoài thị trường không rõ nguồn gốc.

Việc chữa bệnh bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc không những không điều trị được bệnh tiền liệt tuyến mà còn gây ra bị suy thận, suy gan, làm giảm khả năng làm "chuyện ấy".

Do đó, bác sĩ Thành khuyên, đàn ông trên 40 tuổi nên đi khám tiền liệt tuyến định kỳ để phát hiện bệnh lý, điều trị sớm. Có nhiều phương pháp điều trị phì đại tiền liệt tuyến.

Trong đó, các biện pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc) được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn nhẹ. Ở giai đoạn nặng, có biến chứng bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật hoặc nút mạch để điều trị bệnh.

Việt An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO