Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Điều trị hội chứng ruột kích thích: Nên dùng thuốc Tây y hay Đông y?

Hội chứng ruột kích thích (tên tiếng Anh: IBS) là nỗi ám ảnh của nhiều người, vì người bệnh thường xuyên đau quặn bụng, buồn đi ngoài, cảm giác đầy bụng, đi ngoài không hết phân. Tuy nhiên, khi đi thăm khám thì đường ruột lại không có viêm, không tổn thương, nhiều người hoang mang không rõ mình mắc bệnh gì.

Quầy thuốc tại Phòng khám đa khoa Hoàng Long (Hà Nội), cơ sở khám chữa uy tín hội chứng ruột kích thích

Quầy thuốc tại Phòng khám đa khoa Hoàng Long (Hà Nội), cơ sở khám chữa uy tín hội chứng ruột kích thích

Hầu hết những người mắc hội chứng ruột kích thích có thể kiểm soát triệu chứng này bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống nhằm hạn chế căng thẳng, dùng các loại thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy việc đầu tiên là bạn phải xác định một số nguyên nhân khiến hội chứng ruột kích thích mình mắc phải trở nên tồi tệ hơn, từ đó áp dụng phương pháp điều trị đúng.

Không có một phương pháp điều trị đơn lẻ nào giải quyết được hội chứng ruột kích thích. Sau đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể được bác sĩ gợi ý kết hợp:

1. Thuốc Tây y điều trị hội chứng ruột kích thích

Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

- Tùy thuộc vào thể bệnh mà bạn mắc phải, bạn sẽ được kê đơn thuốc bổ sung chất xơ, thuốc nhuận tràng chống táo bón hoặc thuốc làm giảm tiêu chảy, chẳng hạn như diphenoxylate và atropine (Lomotil) hoặc loperamide (Imodium).

- Bạn có thể được kê đơn thuốc chống co thắt đại tràng, giúp kiểm soát co thắt lớp cơ ở đại tràng và làm giảm đau bụng. Một loại thuốc chống co thắt đại tràng được sử dụng phổ biến hiện nay là Spasmomen 40mg.

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm giảm một số triệu chứng. Tuy nhiên, một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, vì vậy bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc giãn cơ trong bàng quang và ruột, chẳng hạn như kết hợp belladonna alkaloid và phenobarbital (Donnatal Theo) và chlordiazepoxide và clidinium bromide (Librax).

Các loại thuốc này có chứa một thuốc an thần nhẹ, có thể gây nghiện, vì vậy cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Một loại thuốc đặc biệt để điều trị hội chứng ruột kích thích là alostron hydrochloride (Lotronex). Tuy nhiên, Lotronex nên được sử dụng  thận trọng bởi vì thuốc có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng như chứng táo bón nặng hoặc giảm lưu lượng máu cho đại tràng.

Với bất kỳ loại thuốc nào, thậm chí các loại thuốc như thuốc nhuận tràng và bổ sung chất xơ, người bệnh cần lưu ý uống đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự động mua thuốc uống, uống theo đơn thuốc của người khác.

Vì sao hội chứng ruột kích thích thường bị tái đi tái lại?

PGS. TS. BS Nguyễn Duy Thắng, nguyên Phó Giám đốc BV Nông nghiệp giải thích: "Hội chứng ruột kích thích đáng buồn là không thể chữa khỏi hẳn.

Các loại thuốc sử dụng cho IBS hiện nay chỉ dừng lại ở việc điều trị các triệu chứng gây bệnh như thuốc giảm đau, giảm co thắt, chống sinh hơi, chống tiêu chảy, chống táo bón, an thần,… Phải phát hiện đúng bệnh, dùng đúng loại thuốc, cùng với điều chỉnh lối sống, giảm stress thì mới mong đẩy lùi bệnh.

Nhiều trường hợp bác sĩ không phát hiện đúng bệnh hoặc giải thích, tư vấn cho bệnh nhân không đầy đủ, bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc mà không hiệu quả, dễ nảy sinh tâm lý lo lắng, chán nản. Với hội chứng ruột kích thích, càng lo lắng bệnh càng nặng. Cứ như vậy, sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn trong điều trị, người bệnh khó ăn, mất ngủ, mệt mỏi, suy kiệt".

Bác sĩ Nguyễn Duy Thắng cho rằng để chữa khỏi chứng ruột kích thích cần lưu ý kết hợp sử dụng thuốc và điều chỉnh lối sống

Bác sĩ Nguyễn Duy Thắng cho rằng để chữa khỏi chứng ruột kích thích cần lưu ý kết hợp sử dụng thuốc và điều chỉnh lối sống

2. Một số thuốc Đông y được sử dụng điều trị chứng ruột kích thích

Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu một số loại dược liệu tốt cho tỳ, vị, chống co thắt đại tràng, như:

- Hoàng Bá: có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giảm co thắt đại tràng do có tá dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Bạch Phục Linh: có tác dụng bổ tỳ vị, chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn mửa.
- Bạch Thược: có chứa Paeoniflorin giúp ức chế hệ thống thần kinh trung ương, loại bỏ các kích thích thần kinh từ não bộ xuống ruột, từ đó giảm các cơn co thắt đường ruột, giúp bệnh nhân dễ ngủ, không đau bụng.
- Bạch Truật: giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein ở ruột non, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, giúp tăng sức chịu đựng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh.

Ngoài các loại thảo dược trên, ngày nay, các nhà khoa học phát hiện một hợp chất được tinh chế từ hạt của một loại cây mọc ở Châu Phi, có tên là Griffonia simplicifolia. Đó là 5 – Hydroxytriptophan (viết tắt là 5 – HTP), là tiền chất của serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra dưới tác động của các xung động kích thích trong lòng ruột. Khi 5-HTP được đưa vào cơ thể, sẽ giúp sản sinh ra serotonin, giúp giảm đau, giảm chướng bụng, cải thiện tinh thần cho bệnh nhân và điều hòa co thắt đại tràng. 

Hợp chất 5 – HTP đã được ứng dụng trong thực tế điều trị hội chứng ruột kích thích ở Việt Nam và thể hiện hiệu quả tích cực trong việc giảm co thắt đại tràng. 

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags: