Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bài văn cúng ông Công ông Táo mới nhất, chuẩn nhất không phải ai cũng biết

Bài văn cúng ông Công ông Táo mới nhất, chuẩn nhất cho ngày 23 tháng Chạp

Cúng ông Công ông Táo là tín ngưỡng văn hóa dân gian bắt nguồn từ sự tích ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc và được biến đổi, Việt hóa thành huyền tích 2 ông 1 bà (Thần Đất, thần Nhà, thần Bếp). Các vị thần này làm nhiệm vụ cai quản mọi việc trong gia đình và đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo mọi chuyện diễn ra trong năm với Ngọc Hoàng rồi trở về vào đêm ngày 30 tháng Chạp âm lịch để tiếp tục coi sóc chuyện nhà, chuyện cửa.

bai-van-khan-ong-cong-ong-tao-moi-nhat

Sau khi chuẩn bị đủ đầy lễ vật gia chủ sẽ tiến hành làm lễ và đọc văn cúng ông Công ông Táo

Bài văn cúng ông Công ông Táo mới nhất, chuẩn nhất

Lễ cúng ông Công ông Táo sẽ diễn ra trước 12 trưa ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm của người xưa, khung giờ đẹp nhất để làm lễ là giờ ngọ từ 11 - 12 giờ trưa.

Dưới đây là Bài văn cúng ông Công ông Táo mới nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Lưu ý, sau khi bày biện lễ vật cúng ông Công ông Táo, gia chủ thắp hương và khấn vái xong thì đợi cho hương tàn rồi thắp thêm tuần hương nữa để lễ tạ. Tiếp đó, tiến hành hóa vàng mã rồi thả cá chép ra ao hồ, sông, suối để tiễn ông Táo về trời.

Một sai lầm mà rất nhiều gia đình mắc phải trong bài văn cúng ông Công ông Táo chính là việc cầu xin quá nhiều. Thay vì cầu làm ăn phát đạt, gia chủ nên khấn xin Táo quân báo cáo những chuyện hay, việc tốt mà bỏ qua cho những điều không phải trong năm qua. Ngoài ra, trong văn khấn cúng ông Công ông Táo cũng không nên nhắc đến Phật bởi thực tế lễ cúng Táo quân là nghi lễ của Đạo Giáo.

Các lễ vật cần có trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

  • Mũ ông Công ba cỗ: Bao gồm 2 mũ đàn ông có cánh chuồn và một mũ đàn bà không có cánh chuồn.
  • Cá chép còn sống
  • Các loại vàng mã khác cùng một số lễ vật như: Mâm cơm cúng, trà, hoa, quả…
  • Với nhà có trẻ nhỏ thì lễ vật nên thêm một con gà luộc, gà này phải là gà cồ mới tập gáy.

(Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tùy văn hóa của từng địa phương, vùng miền mà cách chuẩn bị lễ cúng, văn cúng khác nhau.)

Xem thêm cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

H.G/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO