Báo Điện tử Gia đình Mới

Bệnh giời leo có lây không? Điều trị thế nào?

Bạn đang quan tâm về bệnh giời leo? Bạn muốn biết giời leo có lây không? Khi mắc bệnh giời leo thì cần chữa trị như thế nào?. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho quý vị.

  Bệnh giời leo có lây không? Điều trị thế nào?

Bệnh giời leo có lây không? Điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh giời leo

Bệnh giời leo gây ra bởi cùng một loại virus gây ra bệnh thủy đậu là varicella-zoster. Khi bạn đã hồi phục sau khi bị thủy đậu, virus vẫn còn tồn tại trong dây thần kinh của bạn.

Virus này được tái hoạt khi hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu đi, gây nên bệnh zona, đặc trưng bởi phát ban bóng nước gây đau. Nếu tình trạng nhiễm virus lan đến vùng quanh tai, nó có thể gây bệnh zona tai.

Bệnh giời leo có lây không?

Giời leo là một bệnh không lây. Tuy nhiên, người chưa bị thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa thủy đậu sẽ có khả năng nhiễm bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với người bị bệnh giời leo.

Cách điều trị bệnh giời leo hiệu quả

1- Điều trị bệnh giời leo giai đoạn sớm

Thuốc kháng virus

  • Liều thường dùng cho Acyclovir là 30mg/kg cân nặng, dùng 7 - 10 ngày.
  • Thuốc thoa Acyclovir pomad thoa 3 lần trong ngày.

Thuốc giảm đau: Paracetamol + Codein.

  • Nếu chưa đỡ đau thì có thể kết hợp thêm Tegretol 200mg uống 1 viên sáng và 1 viên chiều; hoặc Lyrica, uống 1 viên sáng hay chiều.
  • Trong giai đoạn mụn nước đã vỡ rỉ dịch thì cần thoa chống nhiễm trùng bằng dung dịch Eosine hay Milian.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng đa sinh tố như Béroca, Synervit, Nevramin...

2- Điều trị di chứng đau sau giời leo

  • Carbamazepin

Dựa trên cơ chế bệnh sinh của đau do giời leo, virus gây bệnh khu trú ở sợi thần kinh cảm giác, gây tổn thương thần kinh này, làm mất sự cân bằng giữa các sợi vận động và cảm giác.

Đây là cơ chế đau do mất đường dẫn truyền cảm giác vào nên không thể điều trị đau có kết quả bằng các thuốc giảm đau thông thường như: Paracetamol, Aspirin.

Nhưng đối Carbamazepin với tên thương mại là Tegretol có tác dụng rất tốt, giảm đau cảm giác rát bỏng, đau nhói giật từng cơn, thuốc thường dùng cho người lớn với liều 200 - 600mg/ngày (1 - 3 viên).

  • TENS (phương pháp kích thích điện thần kinh qua da - Transcutaneous Electrical Neuro Stimulation)

Phương pháp kích thích điện thần kinh qua da (TENS) phương pháp có tác dụng nhờ tác động hoạt hóa những sợi A là những sợi không dẫn truyền đau để ức chế các sợi A, và C (những sợi dẫn truyền xung động cảm giác), từ đó làm giảm hoặc mất cảm giác đau.

Máy thường được sử dụng là máy Endomed 982 được sản xuất từ Hà Lan, được đặt các bảng điện cực với dòng Bi- asymm vào vùng đau do giời leo gây nên, khi máy hoạt động sẽ kích hoạt những dị cảm tại chỗ như kim châm, với thời gian điều trị 25 - 30 phút/lần x 2 lần/ngày/ trong 7 - 10 ngày.

Thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn biến của bệnh giời leo

Bệnh giời leo có thể được hạn chế được các biến chứng nếu bạn thực hiện theo những thói quen sinh hoạt sau đây:

  • Giữ sạch vùng da bị phát ban.
  • Dùng băng ẩm, mát đè lên vùng phát ban để giảm đau.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc kháng viêm, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin B...).
  • Dùng thuốc nhỏ mắt dưỡng ẩm suốt cả ngày nếu mắt bạn bắt đầu bị khô.
  • Vào buổi tối, bôi thuốc mỡ vào mắt và dán mi mắt cho đóng lại hoặc mang miếng che mắt.
  • Chích ngừa thủy đậu cho trẻ.

Giời leo hay zona là một bệnh rất khó chịu, những đau đớn sau khi lành bệnh còn có thể kéo dài từ 6 tháng đến vài năm và buộc người bệnh phải uống thuốc giảm đau thường xuyên.

Tuy nhiên, điều may mắn là bệnh này có vacxin tiêm ngừa. Trẻ em được tiêm ngừa vacxin varicella-zoster có thể phòng được bệnh là thủy đậu và giời leo.

Nếu đã bị thủy đậu, bạn có thể phòng ngừa zona bằng cách giữ hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh để chống lại sự tấn công của virus.

Tiểu Vũ/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO