Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì trong thời tiết nắng nóng, có nguy cơ nhập viện?

Thống kê của khoa Nội tiết Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết nắng nóng, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu liên quan tới đái tháo đường tăng mạnh.

Chỉ tính trong những tháng đầu mùa hè, hầu hết giường bệnh của Khoa Nội tiết – đái tháo đường lúc nào cũng kín bệnh nhân và nhiều bệnh nhân nặng phải chuyển đến khoa Hồi sức tích cực.

Nguyên nhân là do thói quen ăn uống, uống và tiêm thuốc bị đảo lộn, bệnh nhân không đến tái khám do ngại nắng nóng. Các tình trạng cấp cứu thường gặp như hạ đường máu, hôn mê tăng thẩm thấu, đột quỵ…

Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Phụ trách Khoa Nội tiết ĐTĐ Bệnh viện Bạch Mai, người bị đái tháo đường thường mắc phải những sai lầm trong điều trị bệnh dẫn tới bệnh nặng hơn, rơi vào tình huống nguy hiểm phải vào viện cấp cứu.

Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường, tinh bột sẽ mang lại những hiệu quả nhất định trong kiểm soát đường huyết.

  Bệnh nhân đái tháo đường không tuân thủ điều trị thường gặp tình trạng hạ đường máu, hôn mê tăng thẩm thấu, đột quỵ… Ảnh minh họa

Bệnh nhân đái tháo đường không tuân thủ điều trị thường gặp tình trạng hạ đường máu, hôn mê tăng thẩm thấu, đột quỵ… Ảnh minh họa

Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng bởi một bữa ăn của người đái tháo đường cần phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipit…

Bên cạnh đó, luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vấn đề thể lực cũng có ảnh hưởng rất tích cực đến hiệu quả điều trị và kiểm soát đường máu của bệnh nhân.

Một sai lầm nữa người bị đái tháo đường hay mắc phải là đã và đang điều trị bằng đơn thuốc của người quen hoặc do người thân mách bảo.

Nhưng trên thực tế mỗi bệnh nhân sẽ có một mục tiêu điều trị riêng, sự đáp ứng với thuốc cũng trên nền bệnh lý và những bệnh phối hợp khác như: suy gan, suy thận, suy vành...

Do đó chúng ta không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia và tình trạng sử dụng chung đơn thuốc như vậy đôi khi đã để lại cho người bệnh những tác dụng không mong muốn như tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan, suy thận…

Ngoài ra, việc là theo dõi đường máu cũng là sai lầm mà nhiều người mắc phải. Nhiều người bệnh nói rằng tôi theo dõi đường máu rất tốt, tuần nào tôi cũng thử đường máu vào buổi sáng khi đói, vậy tại sao tôi vẫn bị biến chứng?

  Nhiều bệnh nhân đái tháo đường dùng thuốc của người khác, thuốc không rõ nguồn gốc để chữa bệnh dẫn tới rơi vào tình huống nguy hiểm. Ảnh minh họa

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường dùng thuốc của người khác, thuốc không rõ nguồn gốc để chữa bệnh dẫn tới rơi vào tình huống nguy hiểm. Ảnh minh họa

Đấy là một sai lầm vì theo dõi đường máu sau ăn là 1 việc làm rất quan trọng trong qúa trình theo dõi bởi đường máu sau ăn quá cao cũng gây ra rất nhiều biến chứng cho người bệnh.

Do đó người bệnh bắt buộc phải theo dõi cả đường máu lúc đói và sau ăn, và không phải chỉ 1 lần trong 1 tuần mà cần phải theo dõi nhiều lần trong 1 ngày cho đến khi đường máu ổn định rồi thì sẽ giảm dần số lần thử đường máu.

Sai lầm quan trọng nhất người bệnh đái tháo đường hay mắc phải là vấn đề kiểm soát đường máu song song với việc theo dõi mỡ máu cũng như huyết áp.

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đa phần là người lớn tuổi, bên cạnh đái tháo đường họ có các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ máu… nhưng người bệnh chỉ chăm chăm kiểm soát đường máu thôi mà quên đi mất 2 yếu tố tăng huyết áp và rối loạn lipit máu cũng là yếu tố nguy cơ tác động qua lại, ảnh hưởng đến các biến chứng của người bệnh.

Thiếu kiến thức cấp cứu hạ đường huyết, chủ quan tự chữa loét bàn chân ở nhà gây nhiều biến chứng; thậm chí, có người còn bỏ thuốc, dùng mãi một đơn thuốc… đều là những sai lầm mà người mắc đái đường thường mắc phải, dẫn tới nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Để tránh những sai lầm chết người kể trên, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cần có được 1 bác sĩ chuyên khoa khám, theo dõi và xây dựng cho riêng mình một mục tiêu điều trị, sử dụng 1 đơn riêng để có thể kiểm soát đường máu hiệu quả nhất cũng như các chỉ số có liên quan khác như huyết áp, mỡ máu, tim mạch...

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO