Báo Điện tử Gia đình Mới

Bệnh sán lợn hàng trăm trẻ ở Bắc Ninh mắc phải nguy hiểm như thế nào?

Nếu sán chui vào cơ thể con người, khu trú ở bộ phận nào đó thì sẽ ăn chất dinh dưỡng để phát triển, chèn ép cơ quan nội tạng ở khu vực đó, tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể, đặc biệt là vào dây thần kinh, mắt.

  Đã phát hiện 209 trẻ nhiễm sán lợn gạo.

Đã phát hiện 209 trẻ nhiễm sán lợn gạo.

Tính tới sáng ngày 18/3, số trẻ ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn lên tới 209 trẻ và con số này chưa phải là con số kết thúc khi vẫn còn nhiều mẫu xét nghiệm chưa có kết quả. Nhiều người dân cực kỳ lo lắng: Khi trẻ mắc sán lợn thì mức độ nguy hiểm như thế nào?

Trao đổi với phóng viên Gia Đình Mới, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: Bệnh sán lợn là bệnh phổ biến. Tùy thuộc vào vị trí khu trú của loài sán trong cơ thể con người, sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau, độ nguy hiểm khác nhau.

  PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh.

-Trong trường hợp trứng sán/sán trưởng thành xâm nhập vào cơ thể con người nhưng chỉ ở đường ruột, đường tiêu hóa thì người mắc chỉ cần dùng các loại thuốc tẩy giun, sán, loại bỏ chúng khỏi đường ruột.

-Trong trường hợp trứng sán/sán trưởng thành xâm nhập vào cơ thể con người và theo máu đi đến các cơ quan như cơ vân, cơ tim, da, não, mắt… sẽ hóa nang.

Nếu nang sán nằm trong cơ vân sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước bằng hạt đỗ, hạt lạc (đậu phộng), di động dễ, không ngứa, không đau, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.

Theo TS Thịnh, bệnh nguy hiểm nhất khi ấu trùng sán di chuyển đến não và làm tổ tại đây. Khi đó, người bệnh có thể bị nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; liệt nửa người hoặc toàn thân.

Ngoài ra, nang sán có thể di chuyển đến tim gây bệnh nguy hiểm hoặc khu trú ở mắt gây mù lòa.

  Người dân cần khám kịp thời để phát hiện xem sán có xâm nhập vào cơ thể hay không.

Người dân cần khám kịp thời để phát hiện xem sán có xâm nhập vào cơ thể hay không.

Việc chẩn đoán xét nghiệm sán trong cơ thể con người cần chính xác, tìm ra vị trí của trứng sán/sán trưởng thành trong vị trí của cơ thể, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Sán có 2 thể: ấu trùng sán và sán trưởng thành. Cả 2 thể này khi vào cơ thể đều sinh sôi, phát triển nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Để tránh nguy cơ nhiễm loại bệnh này, TS Thịnh khuyến cáo các gia đình nên đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi, hạn chế tối đa các loại đồ ăn tươi sống…

Việt Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO