Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

‘Bỏ túi’ ngay những cách chống say tàu xe hiệu quả cho bạn yên tâm về quê ăn Tết

Chẳng cần dùng đến thuốc, những cách chống say tàu xe đơn giản mà cực kì hiệu quả dưới đây sẽ "đánh bay" nỗi ám ảnh kinh hoàng, giúp bạn yên tâm xách balo về quê ăn Tết.

Đến hẹn lại... say

Say tàu xe là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải khi di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng.

Đây không phải là bệnh lý bởi nó có thể gặp ở hầu hết những người khỏe mạnh, bình thường, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm khác nhau ở mỗi người.

Điều này đã gây ra rất nhiều sự bất tiện cho mọi người, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và sinh hoạt.

Với những người bị say tàu xe nặng thậm chí còn cảm thấy vô cùng sợ hãi mỗi khi nghĩ đến việc phải di chuyển bằng tàu, ô tô; gây cản trở hoạt động đi lại.

Vào các dịp lễ, Tết, đặc biệt là Tết Nguyên đán, khi lượng hành khách đổ về quê quá nhiều đã gây ra tình trạng chen lấn trên xe khách, khiến nhiều người càng dễ bị say xe. Đã có không ít trường hợp phải vào viện cấp cứu vì say xe và những nguy cơ biến chứng tiềm ẩn.

Vì thế, cách chống say tàu xe như thế nào để vừa hiệu quả lại vừa an toàn, dễ thực hiện là việc được rất nhiều người quan tâm. 

  Say tàu xe là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải khi di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng. (Ảnh: conservate)

Say tàu xe là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải khi di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng. (Ảnh: conservate)

Triệu chứng của say xe

Có nhiều người may mắn không bị say xe, nhưng với nhiều người thì đây được coi là “kẻ thù” khiến mỗi lần đi tàu, xe trở thành một nỗi ám ảnh.

Cảm giác say xe xuất hiện khi thân mình, tai trong và mắt chuyển tín hiệu thần kinh ghi nhận được lên não một cách không giống nhau.

Khi ngồi trên ô tô hoặc tàu, tai trong cảm nhận sự di chuyển của xe trong khi mắt chúng ta không cảm nhận đầy đủ được sự di chuyển này nếu chúng ta nhìn xuống sàn, xe bịt kín hạn chế tầm nhìn ra trước…

Triệu chứng say xe bao gồm buồn nôn, nôn, mặt tái, da lạnh, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi tiết nước bọt, ngáp, khó chịu, mệt mỏi, thở nhanh...

Hiện tượng này có thể dẫn đến tụt huyết áp, xỉu, suy thận cấp… Và đây chính là những biến chứng cực kì nguy hiểm khó có thể lường trước được của say xe.

Một số mẹo hay "đánh bay" cơn say xe đơn giản mà vô cùng hiệu quả

Để hạn chế cảm giác khó chịu, nôn ói khi đi tàu xe, mọi người nên “bỏ túi” ngay những mẹo vặt dưới đây.

Tuy không phải là các loại thuốc tây nhưng những biện pháp dưới đây đã được nhiều người áp dụng thành công và biến việc đi lại không còn là nỗi ám ảnh nữa.

‘Bỏ túi’ ngay những cách chống say tàu xe hiệu quả cho bạn yên tâm về quê ăn Tết 1

Đeo khẩu trang

Đây là chuyện có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu.

Bánh mì

Bánh mì và thịt xông khói có chứa nhiều protein, rất có ích cho cơ thể khi bị say hoặc có triệu chứng khó chịu trên tàu xe. Nhai một ít bánh mì khi có cảm giác nôn nao.

Cam thảo

Nhai hoặc ngậm một nhánh cam thảo khi đang đi trên xe.

  Bạn có thể ra các hiệu thuốc Bắc để mua một ít cam thảo về ngậm hoặc ngửi trên xe khi đang di chuyển để làm giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn... (Ảnh: Khoahoc)

Bạn có thể ra các hiệu thuốc Bắc để mua một ít cam thảo về ngậm hoặc ngửi trên xe khi đang di chuyển để làm giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn... (Ảnh: Khoahoc)

Cam, quýt

Cam và quýt là những loại quả rất tốt cho sức khoẻ. Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh, chống co thắt dạ dày, ruột, nên bạn có thể ăn cam, quýt khi đi đường.

Vỏ cam, vỏ quýt cũng có tác dụng chống say tàu xe. Khi có cảm giác say xe, bạn hãy dùng vỏ cam, quýt tươi hướng thẳng vào mũi rồi gập đôi vỏ về phía trong, để dầu vỏ cam, quýt bắn ra, rồi hít vào trong mũi.

  Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh, chống co thắt dạ dày, ruột, nên bạn có thể ăn cam, quýt khi đi đường. (Ảnh: Sites)

Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh, chống co thắt dạ dày, ruột, nên bạn có thể ăn cam, quýt khi đi đường. (Ảnh: Sites)

Lá trầu không

Cách làm rất đơn giản, trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 - 4 lá trầu (lá trầu không mà các cụ ăn trầu), dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá.

Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.

Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ làm "át" mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.

  Đây là một trong những 'bài thuốc dân gian' đã được áp dụng từ lâu trong cách chống say xe. (Ảnh: Gia Đình)

Đây là một trong những "bài thuốc dân gian" đã được áp dụng từ lâu trong cách chống say xe. (Ảnh: Gia Đình)

Gừng

Với gừng, bạn có thể thực hiện bằng hai cách:

Cách 1: Bạn có thể ngậm gừng tươi hoặc uống trà gừng để ngăn chặn tình trạng nôn nao. Gừng có tác dụng làm êm dạ dày nên đừng quá lo lắng. Không chỉ vậy, trong tiết trời lạnh của miền Bắc thì việc này sẽ giúp cơ thể bạn ấm hơn.

Bạn có thể uống trước trà gừng khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não.

Cách 2: Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay vào trong mũi. 

  Gừng được coi là một trong những loại thực phẩm phổ biến giúp làm dịu dạ dày. Để ngăn ngừa say xe, bạn có thể ăn gừng hoặc uống trà gừng khoảng một giờ trước khi lên xe.

Gừng được coi là một trong những loại thực phẩm phổ biến giúp làm dịu dạ dày. Để ngăn ngừa say xe, bạn có thể ăn gừng hoặc uống trà gừng khoảng một giờ trước khi lên xe.

Cao dán nóng

Dán hai miếng cao dán nóng ở vị trí thái dương và một miếng sau gáy. Bạn cũng có thể dán thêm vào rốn để giữ ấm vùng bụng. Bạn nên dán từ 4 - 6 tiếng trước khi lên xe để hiệu quả sử dụng cao hơn.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện phương pháp bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3cm và lùi về phía cùi chỏ để cảm thấy dễ chịu hơn.

  Trẻ em dưới 12 tuổi tuyệt đối không được sử dụng miếng dán chống say xe. (Ảnh: tapchigiaothong.vn)

Trẻ em dưới 12 tuổi tuyệt đối không được sử dụng miếng dán chống say xe. (Ảnh: tapchigiaothong.vn)

Tinh dầu

Ngửi một chút tinh dầu (oải hương, bạc hà,…) khi cảm thấy chóng mặt, hành động này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Dùng dầu gió

Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi là được.

Khoai lang

Khoai lang sống rất hiệu quả chống say tàu xe, nó có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Bạn nên nhai sống khoai lang, chú ý là nhai nuốt cả bã.

  Để chống say tàu xe, bạn nên nhai sống rồi nuốt cả bã khoai lang để đạt được hiệu quá tốt nhất. (Ảnh: Suckhoe365)

Để chống say tàu xe, bạn nên nhai sống rồi nuốt cả bã khoai lang để đạt được hiệu quá tốt nhất. (Ảnh: Suckhoe365)

Một số lưu ý khi chống say xe:

- Tránh ăn quá no, thức ăn mỡ, rượu bia đêm trước hành trình.

- Ăn nhẹ, ít năng lượng 24h trước.

- Tránh bơ sữa, sữa chua, pho mai trước di chuyển.

- Khi ngồi trên xe thì chọn ngồi ghế trước, ngồi trên máy bay có thể ngồi vị trí ngang cánh tàu bay.  Khi đặt vé tàu xe, nếu được bạn hãy chọn vị trí ngồi ở các hàng ghế phía trước, sát cửa kính.

- Nhìn thẳng ra xa.

- Ngồi tựa đầu vào thành sau ghế và giữ ổn định.

- Chỉnh luồng gió của quạt vào mặt.

- Không hút thuốc trên tàu xe.                 

- Khi xe di chuyển nên nhìn tập trung vào một vật thể cố định hoặc nhắm mắt.

- Chọn một vị trí ngồi ổn định và ít di chuyển trên xe, nếu được có thể sử dụng gối đầu hoặc các dụng cụ tựa đầu giữ đầu được cố định. Tốt hơn cả, bạn nên chọn vị trí đầu xe để tránh xóc, sẽ bớt bị say xe hơn.

- Thư giãn bằng cách nghe nhạc và tập trung thở đều.

- Không quan sát, ngồi gần hoặc nói chuyện với những người đang bị say xe.

- Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt chuyến đi, sợ bị say xe sẽ làm say xe dễ xuất hiện.

- Đừng uống nước có ga

- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.

- Tránh kích thích thị giác, bạn không nên đọc sách báo hoặc nghịch điện thoại khi đang ngồi trên xe. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi mắt và ảnh hưởng tới hoạt động của tiền đình.

Do vậy, đối với những người thường xuyên bị say tàu xe thì tốt nhất không nên để thị giác của mình bị kích thích trong lúc phương tiện giao thông đang di chuyển.

  Tránh kích thích thị giác, bạn không nên đọc sách báo hoặc nghịch điện thoại khi đang ngồi trên xe. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi mắt và ảnh hưởng tới hoạt động của tiền đình. (Ảnh: WikiHow)

Tránh kích thích thị giác, bạn không nên đọc sách báo hoặc nghịch điện thoại khi đang ngồi trên xe. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi mắt và ảnh hưởng tới hoạt động của tiền đình. (Ảnh: WikiHow)

Lưu ý: Trong trường hợp bị say xe quá nặng thì bạn có thể dùng thuốc chống say. Tuy nhiên hãy lưu ý là, hầu hết các thuốc có tác dụng sau 30 phút – 2 giờ sau khi uống, thời gian kéo dài tác dụng tùy thuốc từ 4-8 giờ cho đến 3 ngày.

Tác dụng phụ của các thuốc có thể gặp như khô miệng, đờ đẫn chậm chạp, nhìn mờ, mất định hướng. Vì thế, chỉ nên dùng theo liều chỉ định, một số thuốc không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Năm hết Tết đến cũng là dịp mọi người gác lại toàn bộ công việc cũng như học tập để trở về với gia đình để chào đón khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm.

Vì thế, đừng để cơn say tàu xe làm "chùn" bước chân của bạn và đương nhiên, cũng chính điều này sẽ như một lời nhắc nhở bạn về việc đảm bảo sức khỏe của mình và những người thân trong gia đình.

Do đó, hãy thử áp dụng những cách chống say tàu xe trên để có thể yên tâm và vui vẻ về quê ăn Tết. Đồng thời cũng không còn bất kì chuyến xe nào trở thành nỗi ám ảnh với bạn được nữa.

Như Ý/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO