Cà rốt rất tốt nhưng vì sao lại không nên ăn sống?

Bình luận

Cà rốt là một loại rau củ bổ dưỡng với nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều người thường ăn cà rốt sống như một bữa ăn nhẹ tiện lợi. Tuy nhiên, ăn cà rốt sống có tốt cho sức khỏe không?

  Ăn cà rốt sống có tốt cho sức khỏe không?

Ăn cà rốt sống có tốt cho sức khỏe không?

Ăn cà rốt sống có tốt không?

Người ta thường tin rằng khi nấu rau, nhiệt có xu hướng phá hủy các chất dinh dưỡng nhưng nguyên tắc này có thể không đúng với tất cả các loại rau.

Có một số loại rau như củ cải đường, bông cải xanh và ớt chuông sẽ tốt cho sức khỏe hơn khi ăn sống vì hàm lượng vitamin C trong những loại rau này dễ bị phá hủy bởi nhiệt.

Tuy nhiên, đối với cà rốt thì bạn không nên ăn sống. Cà rốt nấu chín có nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhưng bạn vẫn nhận được dinh dưỡng nếu ăn cà rốt sống.

Theo các nghiên cứu khoa học, cà rốt nấu chín, lượng chất carotene hấp thụ vào cơ thể tốt hơn ăn cà rốt sống.

Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A. Vì vậy, cà rốt nấu chín có xu hướng lành mạnh và bổ dưỡng hơn.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm cho thấy, đun sôi và hấp có xu hướng bảo quản carotene chống oxy hóa có trong cà rốt và bí xanh.

Những lưu ý khi ăn cá rốt

Cà rốt rất tốt nhưng vì sao lại không nên ăn sống? 1

Cà rốt là thực phẩm nhiều dinh dưỡng và khoáng chất. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điểm sau đây để không nguy hiểm tới sức khỏe.

  • Không ăn khi bị táo bón

Cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em. Khi trẻ bị tiêu chảy, ăn cháo cà rốt hoặc uống nước cà rốt có thể hữu hiệu.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước có thể gây táo bón, vì trong cà rốt có chứa lượng lớn chất xơ không hòa tan.

Lượng khuyến nghị là người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không quá 150g cà rốt mỗi tuần.

  • Bỏ lá khi mua về

Nhiều bà nội trợ hay chọn những củ cà rốt còn lá để đem về bảo quản ăn dần. Điều này sẽ khiến các vitamin, muối khoáng và nước chuyển dần lên lá, khiến cà rốt bị mềm, mất đi lượng lớn các chất dinh dưỡng.

  • Không ăn thường xuyên

Ăn quá nhiều cà rốt và thường xuyên gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu.

Ngoài ra, nó khiến lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hóa hết ứ đọng trong gan gây vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi,...

  • Không nên gọt hết vỏ

Nhiều người có thói quen gọt sạch vỏ cà rốt. Tuy nhiên, đa số chất dinh dưỡng có trong cà rốt đều nằm nhiều ở phần vỏ.

Vì vậy, chỉ nên cạo mỏng lớp vỏ bên ngoài chứ không nên gọt hết để giữ tối đa các vitamin và khoáng chất.

Bạn đang xem bài viết Cà rốt rất tốt nhưng vì sao lại không nên ăn sống? tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Ngọc Diệp