Báo Điện tử Gia đình Mới

Các mẹ mang thai nên ngừng sử dụng xà phòng diệt khuẩn

Trong thực tế, những loại xà phòng này không thực sự bảo vệ chúng ta khỏi vi khuẩn như những lời quảng cáo

anti7

Các mẹ mang thai nên cẩn thận khi sử dụng xà phòng diệt khuẩn

Xà phòng dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh xà phòng thông thường còn xuất hiện nhiều loại xà phòng hay nước rửa tay gắn mác ‘diệt khuẩn’ (anti-bacteria).

Trong thực tế, những loại xà phòng này không thực sự bảo vệ chúng ta khỏi vi khuẩn như những lời quảng cáo.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra những tác hại của chúng với các bà bầu.

Tác hại của xà phòng diệt khuẩn với những người mẹ mang thai 

Từ tháng 9 năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức cấm các loại xà phòng diệt khuẩn vì chúng chứa triclosan và triclocarban.

Đây là hai chất thường được sử dụng trong xà phòng nhất nhưng lại có những ‘hiệu ứng’ không mong muốn lên hormone hay làm suy giảm khả năng miễn dịch.

anti1

 

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore tại California đã cho thấy những chất thường được sử dụng nhất trong các sản phẩm diệt khuẩn như triclosan và triclocarban còn có khả năng gây ảnh hưởng đến những phụ nữ mang thai.

Các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm trên loài chuột và cho thấy khi bị ngấm vào dạ con, các chất độc hại này khiến cho thế hệ ra đời dễ béo phì hơn.

Thế hệ chuột cái tiếp theo nặng hơn 11% và với chuột đực cân nặng tăng 8% so với thông thường khi nuôi cùng chế độ.

Rửa tay bằng xà phòng thường và nước vẫn là một trong những bước quan trọng nhất để phòng bệnh và ngăn bệnh lây lan sang cộng đồng.

Nếu không có nước và xà phòng, và người tiêu dùng chọn dùng nước rửa tay khô, Cục kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ CDC khuyên dùng loại chứa ít nhất 60% cồn. 

Khi được sử dụng lên chuột, các chất này được tìm thấy trong cả não bộ, tim và mỡ của cơ thể.

Việc bị nhiễm trong thời gian kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cả các cơ quan lục phủ ngũ tạng.

‘Một hiểm họa nghiêm trọng đến sức khỏe’

Các chất TCC (triclocarban) có thể gây trở ngại đến việc trao đổi lipid, làm chậm quá trình chuyển hóa chất béo tự nhiên của cơ thể.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí khoa học PLOS ONE lần đầu chỉ ra rằng TCC có thể dễ dàng truyền từ mẹ sang con. 

Bác sĩ Heather Enright thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore chia sẻ: ‘Chất TCC có thể truyền được từ mẹ sang con, cả qua nhau thai và khi cho bú.

8212d22e-5508-4b0a-ac6d-35b52d4f7e79

 

Những tác động trong những ngày đầu thai kỳ có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này vì hệ thống nội tạng và cơ cấu phòng vệ của cơ thể trẻ còn non nớt’.

Một nghiên cứu mới trong báo cáo của ĐH San Francisco được công bố vào tháng Sáu chỉ ra rằng xà phòng không hề có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn.

Hơn 200 báo cáo từ các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng các chất trong xà phòng thậm chí còn ‘hại nhiều hơn lợi’.

Các sản phẩm thay thếHiện nay, trên thị trường có nhiều loại xà phòng làm từ nguyên liệu thiên nhiên, ít tạo bọt và không chứa các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. 

CÁC LOẠI SIÊU VI KHUẨN ĐANG NGÀY CÀNG MẠNH MẼ HƠN

anti8

'Chống khuẩn' hay 'lợi khuẩn'?

Các nhà khoa học cảnh báo rằng siêu vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng mạnh mẽ hơn nhờ vào các sản phẩm diệt khuẩn tràn lan trên thị trường hiện nay.

Các siêu vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh này được cho là hệ lụy của việc sử dụng sản phẩm diệt khuẩn quá đà.

Các nhà khoa học trường ĐH Oregon (Mỹ) đã phân tích các loại bụi được lấy từ các bể bơi, nơi giặt là hay các văn phòng.

Nghiên cứu này cho thấy một sự liên quan lớn giữa các chất chống khuẩn và những siêu vi khuẩn kháng thuốc.

Theo đó, họ cho rằng do khi các vi khuẩn phản ứng với chất diệt khuẩn, khả năng kháng thuốc của chúng cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

Mai Hoa /giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO