Báo Điện tử Gia đình Mới

Cách giao tiếp, ngôn ngữ của động vật cũng... mang tính địa phương như con người

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng động vật ở các vùng khác nhau sẽ phát ra âm thanh hay tiếng kêu khác nhau.

8d437e8cdbf5f7e534394fc4a2f71df3-cute-monkey-monkey-baby

 

Có khi nào các loài vật thực sự có thể hiểu và giao tiếp với nhau mà chúng ta không biết chăng?

Nhưng dù vậy, cũng có một vấn đề nảy sinh đó là, chúng có thể không hiểu... phương ngữ (ngôn ngữ theo từng vùng) của nhau.

Giao tiếp động vật

Con người là loài động vật cấp cao và có thể giao tiếp với nhau theo cách của con người.

Con người chúng ta học giao tiếp và có khả năng giao tiếp do cấu trúc gene. Chúng ta phải mất vài năm để học từ bố mẹ và người xung quanh để có thể học một ngôn ngữ và cách giao tiếp.

Tuy nhiên, nhiều loài động vật có khả năng bẩm sinh giao tiếp với nhau ngay khi mới sinh ra, đây cũng là do mã di truyền của chúng.

Trong một quần thể các loài vật học cách giao tiếp, theo thời gian phương ngữ và ngôn ngữ vùng miền có thể xuất hiện.

Loài vật nào có phương ngữ?

Tuy chúng ta chưa có cách nào để hiểu chính xác các con vật nói gì hoặc chúng nói như thế nào, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng động vật ở các vùng khác nhau sẽ phát ra âm thanh hay tiếng kêu khác nhau.

Screen-Shot-2017-07-27-at-17.48.58

 

Tuy nhiên chúng ta cũng không biết chắc liệu một chú chó ta với một chú chó của Nga có thể hiểu nhau hay không, hơn nữa điều này cũng phụ thuộc vào giống nữa.

Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện loài chim, lưỡng cư, cá voi và cá heo có ngôn ngữ phân biệt theo vùng.

Một trong những loài có sự khác biệt ngôn ngữ theo vùng miền đáng kể nhất là cá voi xanh.

Các nhà sinh vật học biển đã phát hiện ra 9 phương ngữ khác nhau của cá voi xanh trên khắp thế giới - mặc dù chúng thuộc cùng một giống cá voi.

Động vật có phương ngữ

Như vậy, có thể nói, các loài động vật trên thế giới có phương ngữ riêng, cũng như con người ở các vùng khác nhau của Việt Nam, Anh, Mỹ có tiếng địa phương khác nhau.

Điều này được chứng minh trên loài cá voi sát thủ ở Mỹ. Các nhà khoa học nhận ra rằng họ có thể phân biệt được một con cá voi sống ở đâu chỉ cần dựa trên âm thanh của nó.

Từ đó, họ có thể biết được con cá voi đó sinh ra ở bờ biển Thái Bình Dương hay là di cư từ nơi khác đến.

Nhưng chuyện không đơn giản như vậy

khi

 

Mặc dù nhiều bằng chứng cho thấy có sự thay đổi trong giao tiếp giữa động vật theo vùng miền, nhưng nhận định này lại không đúng ở nhiều loài khác.

Trong thí nghiệm tại trường Đại học Pennsylvania, các nhà khoa học đã tráo đổi những con khỉ đuôi dài (macaque) mới chào đời để xem chúng có học phương thức giao tiếp khác không.

Họ chọn tráo đổi hai con khỉ Rhesus với hai con khỉ Nhật Bản, vì hai loài này có cách giao tiếp khác nhau nhất.

Mặc dù chúng dùng cùng loại âm thanh như tiếng hét, tiếng hú, tiếng kêu gào,... nhưng chúng sử dụng âm thanh trong ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ khi chơi đùa, loài khỉ Rhesus sẽ gầm gừ, còn khỉ Nhật Bản lại hú.

Sau khi tách các con khỉ sơ sinh và tráo đổi gia đình của chúng, các con khỉ này không học các giao tiếp mới ở môi trường chúng sống.

Thí nghiệm này dẫn tới kết luận là, có thể sẽ phải mất hàng ngàn năm để phương ngữ của chúng hình thành và phát triển chứ không thể thay đổi tức thời.

Theo Eitan Goldstein

Trang Đặng/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO