Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cách tổ chức mừng thọ 80 tuổi trang trọng, ý nghĩa

Mừng thọ 70 là thượng thọ, mừng thọ 80 là đại thọ, mừng thọ 90 là thượng thượng thọ và tròn 100 tuổi là mừng bách niên chi lão. Để mừng sự kiện này các gia đình sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ. Dưới đây là cách tổ chức mừng thọ 80 tuổi trang trọng, ý nghĩa.

Cách tổ chức mừng thọ 80 tuổi trang trọng, ý nghĩa

Để tổ chức lễ mừng thọ 80 tuổi trang trọng, ý nghĩa, các gia đình nên tổ chức ấm cúng trong nội tộc để mang đến nhiều điều may mắn, niềm vui cho cả gia đình. Thông qua lễ mừng thọ này, ông bà, cha mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào nhờ có con cháu đề huề, hiếu thảo. Nhờ đó, các bậc trưởng bối sẽ thấy được công sức sinh thành, dưỡng dục biết bao năm qua nay đã được đền đáp xứng đáng.

Ngày nay, để buổi mừng thọ 80 tuổi thêm trang trọng, các gia đình sẽ mời đến đại diện của hội, chính quyền chúc thọ. Một số địa phương cũng tổ chức cho các cụ mừng thọ tại đình rất long trọng. Qua hoạt động này vừa để thấy sự quan tâm của cộng đồng đến bậc trưởng bối lại vừa là cách để lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc.

Lễ mừng thọ - nét văn hóa mang tính nhân văn của người Việt

Lễ mừng thọ không rõ có từ bao giờ chỉ biết phong tục mừng thọ được lưu truyền từ đời này sang đời khác và cũng tồn tại cho tới ngày nay. Người ta gọi lễ mừng thọ ở mỗi giai đoạn là không giống nhau, cụ thể: Lễ mừng thọ 70 tuổi là thượng thọ, lễ mừng thọ 80 tuổi là đại thọ, lễ mừng thọ 90 tuổi gọi là thượng thọ, lễ mừng thọ tròn 100 tuổi là bách niên chi lão.

Tục mừng thọ có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau khi du nhập vào Việt Nam được biến đổi để hòa nhập và gần gũi với văn hóa dân tộc. Theo tâm thức dân gian, mỗi người sinh ra đều mong có được ngũ phúc trong đời là: Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh, trong đó Thọ là yếu tố được nhiều người mong chờ nhất. Chúng ta có thể thấy rõ trong đời sống khi mọi lời chúc tụng đều bắt đầu về sức khỏe sau đó mới đến tiền tài, danh vọng. 

Vì thế, khi nhà có người cao tuổi được coi là nhà có phúc, con cháu được nhờ. Vào các năm tuổi chẵn (70, 80, 90, 100) các gia đình sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ vừa để chúc mừng đại hỷ vừa để tôn vinh và lưu giữ giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

cach-to-chuc-mung-tho-80-trang-trong-y-nghia

Lễ mừng thọ 80 nên tổ chức đơn giản đúng theo thuần phong mỹ tục của dân tộc

Tùy vào từng phong tục quan niệm của mỗi vùng miền mà lễ mừng thọ lại được tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì mừng thọ sẽ được tổ chức tại gia, con cháu đến chúc rượu thọ cùng bày tỏ tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng qua lời nói, hành động của mình, đồng thời tặng các lễ vật nhỏ như: Áo, tranh, khăn... để ông bà vui.

Trong văn hóa truyền thống của người Việt, lễ mừng thọ còn là cách giáo dục, răn dạy con cháu về bổn phận ăn ở trước sau với người đời.

 

Xem thêm:

Phương Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO