Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bà bầu đi chùa được không và cần phải kiêng gì khi đi chùa?

Theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên đi chùa vì đi lễ đền chùa ảnh hưởng đến thai nhi, dễ bị “bắt” mất con. Tuy nhiên sự thật bà bầu có được đi chùa không và cần phải kiêng gì khi đi chùa?

Bà bầu đi chùa được không?

Nhiều bà bầu muốn đi vào chùa cầu an, cầu phước cho gia đình và con cháu, theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên đi chùa vì ở chùa nhiều âm khí sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí còn có quan niệm bà bầu đi chùa dễ bị "bắt" mất con. 

Sự thật thế nào về lời đồn đoán này ra sao? Bà bầu đi chùa được không?

Trả lời câu hỏi này, Theo chuyên gia nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (Viện Phật học Việt Nam), chùa chiền là chốn linh thiêng, thanh tịnh, cũng là nơi chúng sinh ngoài thế tục tỏ lòng kính ngưỡng Phật, gieo mầm cơ duyên với Phật pháp, kết thiện duyên, tiêu tai giải nạn… Ngày xưa, người phụ nữ có bị cấm tới đình làng và một số nơi thờ tự. Phụ nữ chưa sạch khi đến tháng thì nên kiêng đi đến đình làng và một số nơi thờ tự. Tuy nhiên, từ xưa tới nay chưa bao giờ có chuyện cấm bà bầu đi chùa bởi chuyện sinh nở không ảnh hưởng gì khi đi lễ chùa.

ba bau di chua duoc khong

Bà bầu đi chùa được không? Bà bầu đi lễ được, lễ chùa ở đâu cũng tốt cho mẹ cho con. 

Ông Nguyễn Mạnh Cường cũng khuyên, bà bầu đi chùa được, lễ chùa ở đâu cũng tốt cho mẹ cho con. Tuy nhiên, lành nhất là đến chùa thắp hương, còn những nơi thờ tự khác thì bà bầu nên hạn chế đến.

Bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người) cũng khẳng định, bà bầu đi lễ chùa hoàn toàn được. Nhưng các bà bầu nên hạn chế đi lễ ở các đền, miếu phủ, nên tránh khi vào cửa cô, cửa cậu, đặc biệt tránh tới nơi hầu đồng.

Bà bầu đi chùa cần lưu ý

Bà bầu có thể đi Lễ chùa bình thường mà không ảnh hưởng gì đến con cái.

Bà bầu đi chùa nào cũng được, không cần cầu kỳ phải đi lễ chùa xa bởi vì chùa nào cũng đều thờ Phật, chùa làng, chùa gần cũng rất tốt. Lễ Phật ở đâu cũng tốt cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu đi chùa cần lên kế hoạch, chọn thời gian đi lễ sao cho phù hợp, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mẹ và thai nhi khi đi lại.

Đi chùa cần kiêng kị điều gì?

- Đi lễ chùa bạn phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách…

- Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm phạm tội bất kính.

- Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật”.

- Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa.

- Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật mà nên quỳ lễ chếch sang bên trái hoặc phải một chút.

- Đi chùa không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

- Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. 

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Xem thêm:

Mai Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO